• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Sinh trắc Vân tay

  •  

ÔN TẬP MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

3/25/2017 2676 Đã xem

Chọn 1 ý đúng nhất trong các câu sau

1.     Sinh thái học là một môn khoa học cơ bản, nghiên cứu:

a.     Mối quan hệ của sinh vật với sinh vật

b.     Mối quan hệ giũa sinh vật SV với môi trường

c.      Mối quan hệ từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái

d.     a và b đúng

2.     Chu kỳ ngày đêm, chu kỳ theo mùa, năm nhân tố sinh thái;

a.     có tính chu kỳ thứ cấp

b.     có tính chu kỳ sơ cấp

c.      không có tính chu kỳ

d.     Cả a và b đúng

3.     Độ ẩm, lượng mưa là các yếu tố sinh thái:

a.     có tính chu kỳ thứ cấp

b.     có tính chu kỳ sơ cấp

c.      không có tính chu kỳ

d.     Cả a và b đúng

4.     Gió, bão là các yếu tố sinh thái:

a.     có tính chu kỳ thứ cấp

b.     có tính chu kỳ sơ cấp

c.      không có tính chu kỳ

d.     Cả a và c đúng

5.     Biên độ sinh thái của sinh vật là

a.     Giới hạn chịu đựng của một cơ thể đối với một nhân tố sinh thái

b.     Khả năng chống chịu được của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái

c.      Phạm vi chống chịu của sinh vật đối với yếu tố đó hẹp

d.     Cả a và b đúng

6.     Giới hạn sinh thái của sinh vật là:

a.     Giới hạn chịu đựng của một cơ thể đối với một nhân tố sinh thái

b.     Khả năng chống chịu được của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái

c.      Phạm vi chống chịu của sinh vật đối với yếu tố đó hẹp

d.     Cả a và b đúng

7.     Yếu tố giới hạn của sinh vật là

a.     Giới hạn chịu đựng của một cơ thể đối với một nhân tố sinh thái

b.     Khả năng chống chịu được của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái

c.      Phạm vi chống chịu của sinh vật đối với yếu tố đó hẹp

d.     Cả a và c đúng

8.     Căn cứ vào tính chống chịu của sinh vật mà người ta chia ra làm:

a.     2 vùng sinh thái khác nhau

b.     3 vùng sinh thái khác nhau

c.      4 vùng sinh thái khác nhau

d.     5 vùng sinh thái khác nhau

9.      Cạnh tranh: nơi ở, thức ăn, chất dinh dưỡng là

a.      Hiệu quả nhóm trong phản ứng cùng kiểu-mối quan hệ cùng loài

b.     Hiệu quả khối lượng trong phản ứng cùng kiểu-mối quan hệ cùng loài

c.      Cạnh tranh trong cùng một loài

d.     Phản ứng khác kiểu- mối quan hệ khác loài

10. Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm  là do

a. Sự phú dưỡng ở khu vực ven biển

b. Nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp

 c. Các sự cố tràn dầu.

d. Nước mưa mang nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp thải ra biển

11. Chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là:

a. Khí Mêtan (CH4)

b. Khí cacbonic (CO2)

c. Khí nitơ

d. CFC

12. Hiện tượng :”lỗ thủng tầng ôzôn” , "kẻ phá hoại" chính

a.. Khí Mêtan (CH4)

b. Khí cacbonic (CO2)

c. Khí nitơ

d. CFC

13. Ô nhiễm nước gây ra:

a. khoảng 3 triệu người chết/ năm

b. 25.000 người chết mỗi ngày

c. xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày

d. khoảng 7 triệu người chết/ năm

14. Kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ra

a. Bệnh lý đường hô hấp

b. Bệnh lý đường tiêu hóa

c. Ung thư

d. Bệnh lý tim mạch

15.Mưa a xít nguyên nhân chủ yếu là do:

a. Lưu huỳnh dioxit

b. Các oxít của Ni tơ

c. Cả 2 đều sai

d. Cả 2 đều đúng

 

 16. Ô nhiễm nước là sự thay đổi:

a.  thành phần của nước

b. chất lượng nước

c. Tính chất lý hóa, độ đục của nước

d. thành phần và chất lượng của nước

17. Nước ngầm là loại nước:

a. Rất khó bị ô nhiễm

b. Rất dễ bị ô nhiễm

c. Thường bị ô nhiễm do sử dụng giếng khoan không bịt kín làm cho nước bẩn chảy lẫn vào.

d. Ô nhiễm do nguồn nước bề mặt ô nhiễm ngấm xuống tầng nước ngầm

18. Nguồn ô nhiễm nào dưới đây tác động nhiều đến ô nhiễm nước:

a.Từ các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp

b. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên

c. Do sự cố tràn dầu

d. Ô nhiễm sinh học

19. Sự phú dưỡng làm cho nước bị ô nhiễm  gây ra:

a. lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa

b.hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột

c. các khí độc và độ đục nước tăng lên

d. Câu b, c đúng.

20.  Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên:

a. rất nghiêm trọng đối với đời sống con người và vi sinh vật

b. là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu

c. Không nghiêm trọng, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người

d. Rất nghiêm trọng nhưng không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu

21. Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ở các vùng:

a. Miền núi

b. Hải đảo

c. Nông thôn

d. Đô thị

22. Nước thải  từ giao thông vận tải là:

a. Nước thải công nghiệp

b. Nước thải sinh hoạt

c. Không phải là nước thải công nghiệp

d. Nước thải tiểu thủ công nghiệp

23. Các ion các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As,  Cr... thường gặp nhiều trong:

a. Nước thải đô thị

b. Nước thải công nghiệp

c. Nước thải nông nghiệp

d. Nước thải nông nghiệp và đô thị

24. Các chất dinh dưỡng (Muối của nitơ và photpho):

a. Không gây ô nhiễm nguồn nước

b. Rất cần thiết cho thực vật phát triển và không gây ô nhiễm nguồn nước

c. Rất dễ gây ô nhiễm trầm trọng  nguồn nước

d. Gây ô nhiễm nếu nồng độ các ion này vượt quá mức cần thiết.

25. Sulfat (SO42-) là chất:

a. có nhiều trong nước phèn

b. có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông.

c. không gây hại cho cây trồng.

d. câu a,b đúng

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!