• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Bệnh tiểu đường

  •  

Bệnh Tiểu Đường và sự Viêm Nhiễm

11/2/2016 2122 Đã xem

Ít vận động và béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, nhưng chính xác bằng cách nào thì chưa được hiểu rõ. Các nghiên cứu gần đây đề nghị rằng sự viêm nhiễm bên trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tin tốt là một chế độ ăn uống và kế hoạch luyện tập “kháng viêm” có thể giúp ngăn chặn và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ảnh hưởng của sự viêm nhiễm thì rất quen thuộc đối với những người từng bị côn trùng cắn, phát ban, nhiễm trùng da, hoặc trật khớp. Trong những trường hợp đó, bạn sẽ thất vùng da ảnh hưởng bị sưng phù.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, sự viêm nhiễm diễn ra bên trong cơ thể.

Sự viêm nhiễm phát triển như thế nào?

Cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không tự sản xuất ra insulin hoặc không thể sử dụng nó. Insulin là một loại hóc-môn tạo ra từ các tế bào trong tuyến tụy. Loại hóc-môn này điều khiển lượng đường trong máu.

 

Insulin có thể gây ảnh hưởng đến các mô trong cơ thể. Tác động của nó lên mô bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự béo phì và sự tích tụ mỡ quanh vùng bụng và các cơ quan nội tạng ở bụng. Các tế bào mỡ sản sinh ra các chất gây viêm.

Các nhà khoa học chỉ đang bắt đầu hiểu về vai trò của dạng viêm trong cơ thể này đối với sự phát triển của các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường.

Vai trò của các chất gây viêm

Vài thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã xác định được mức độ viêm nhiễm cao bên trong cơ thể của người bệnh tiểu đường tuýp 2. Nồng độ của các chất gây viêm nhiễm, gọi là cytokines, thường cao hơn ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu so sánh với người khỏe mạnh.

Béo phì và tình trạnh ít vận động đã từ lâu được biết là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất điều khiển sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Làm thế nào mà việc tăng trọng lượng mang vác và ngồi ghế sofa có liên kết với nồng độ chất gây viêm cao trong cơ thể và quá trình phát triển của bệnh tiểu đường?

Các nhà nghiêm cứu phát hiện ra rằng ở người mắc tiểu đường tuýp 2, nồng độ cytokine được nâng cao trong các mô mỡ. Họ kết luận rằng: Mỡ gây ra mức độ viêm bất thường thấp và kéo dài, làm thay đổi tác dụng của insulin và làm cho bệnh phát triển trầm trọng hơn.

Khi bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt đầu phát triển, cơ thể trở nên ít nhạy hơn với insulin và tình trạng kháng insulin (hệ quả của bệnh tiểu đường) cũng dẫn đến sự viêm nhiễm. Hệ quả của một chu kỳ như vậy là sự viêm nhiễm gia tăng làm gia tăng tính kháng insulin và ngược lại. Nồng độ đường trong máu cứ tăng lên cao hơn, cuối cùng là dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tâm lý căng thẳng cũng làm gia tăng nồng độ các chấy gây viêm nhiễm, mặc dù người ta vẫn không biết rằng liệu sự căng thẳng có thể tự đóng góp vào quá trình phát triển của bệnh tiểu đường hay không.

Có phải sự viêm nhiễm gây ra bệnh tiểu đường không? Vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Tất cả các nhà nghiên cứu đều biết chắc rằng bằng cách nào đó sự viêm nhiễm có liên quan đến quá trình phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tập thể dục để chống lại bệnh tiểu đường và sự viêm nhiễm

Đi bộ 30 phút mỗi ngày đã được chứng minh là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 ở những người đang có nguy cơ mắc bệnh cao. Một phần sức mạnh của các bài tập dành cho việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể đến từ tác động kháng viêm của chúng.

Các hoạt động thể chất giải phóng một loạt chất kháng viêm vào trong cơ thể. Việc tập thể dục cũng làm cho các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào cơ bắp, gia tăng mạnh mẽ độ nhạy đối với insulin.

Độ nhạy insulin gia tăng từ việc tập thể dục cũng giúp làm giảm sự viêm nhiễm kéo dài. Những lợi ích đã được phát hiện ra thậm chí với các bài tập vừa sức, chẳng hạn như đi bộ thường xuyên.

Chế độ ăn giúp kháng viêm

Chế độ ăn cũng đóng góp vào sự viêm nhiễm mạn tính. Và một vài loại thức ăn có chứa các thành phần kháng viêm.

Bản thân chế độ ăn “kháng viêm” không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, trừ phi nó giúp làm giảm cân. Giảm cân và gia tăng các hoạt động thể lực có thể gây tác động mạnh mẽ đến sự kháng viêm hơn cả chế độ ăn, và cả hai đều rất cần thiết trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Các thức ăn chứa thành phần kháng viêm tự nhiên bao gồm:

  • Các loại chất béo tốt cho sức khỏe như là axit béo omega-3, dầu olive, dầu hạt lanh và dầu từ hạt cải dầu.
  • Trái bơ.
  • Quả óc chó.
  • Hầu hết các loại trái cây, rau củ, như là cam, cà chua và các loại rau xanh.

Các loại thức ăn làm tăng sự viêm nhiễm trong cơ thể bao gồm các loại chất béo có hại cho sức khỏe, như là:

  • Các axit béo biến đổi.
  • Vegetable shortening (một loại bơ dùng như dầu có nguồn gốc từ thực vật)
  • Bơ thực vật
  • Thịt đỏ (thịt bò và heo)

http://webykhoa.org/

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!