• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Bệnh tim mạch

  •  

Biến chứng nguy hiểm sau nhồi máu cơ tim và cách phòng tránh

9/11/2016 2101 Đã xem

Nhồi máu cơ tim là một tai biến cấp tính của các bệnh tim mạch, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, loạn nhịp, vỡ tim, tử vong đột ngột…

Trái tim của chúng ta được nuôi dưỡng bởi hệ mạch vành, khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, sẽ làm cho vùng cơ tim sau đó không có máu tới nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử và được gọi là nhồi máu cơ tim.

Tắc nghẽn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim

Tắc nghẽn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một biến cố nặng về tim mạch, cần phải được cấp cứu khẩn trương; sự sống còn của người bệnh quyết định bởi việc có cấp cứu kịp thời và đúng cách hay không. Nếu chậm trễ nó có thể để lại rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong ở người bệnh.

Các biến chứng của nhồi máu cơ tim

Các biến chứng sau nhồi máu cơ tim có thể được chia làm 3 loại: biến chứng sớm, biến chứng thứ phát và biến chứng muộn.

Các biến chứng sớm

Suy tim: Thường gặp trong 2 tuần đầu sau nhồi máu cơ tim, nhất là trên những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim (nhồi máu cơ tim tái phát), hoặc có cơn đau thắt ngực kéo dài trước đó. Người bệnh có thể bị trụy mạch, với biểu hiện tụt huyết áp, mạch nhanh, yếu và vã mồ hôi. Khi suy tim trái cấp tính, sẽ xuất hiện cơn khó thở kịch phát, mạch nhanh, phù phổi cấp,..

Rối loạn nhịp tim: Thường gặp nhịp nhanh xoang, nếu nhịp nhanh nhiều và kéo dài thì có tiên lượng xấu. Ngoài ra còn hay gặpngoại tâm thu, ít gặp hơn là rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát, có thể gây tử vong nhanh chóng.

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tai biến do tắc mạch: Do hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Gặp ở 20 - 40% trường hợp, thường xảy ra trong vòng 10 ngày đầu sau nhồi máu cơ tim.

Vỡ tim: Có 3 thể vỡ tim là vỡ thành tự do, vỡ vách liên thất và rách cơ nhú. Vỡ tim gặp ở 5 - 10% trường hợp, xảy ra chủ yếu ở tuần thứ hai sau nhồi máu cơ tim. Thường gặp ở thất trái làm tràn máu màng ngoài tim, gâytử vong đột ngột hoặc nhanh chóng do trụy tim mạch.

Tử vong đột ngột: Gặp trong 10% trường hợp. Thường là hậu quả của những thể nặng, nhất là ở tuần lễ đầu. Nguyên nhân tử vong đột ngột có thể do rung thất, cơn nhịp nhanh thất, vỡ tim, tắc mạch phổi lớn, trụy mạch nặng.

 

Biến chứng thứ phát

Biến chứng thứ phát của nhồi máu cơ tim là Hội chứng Dressler gặp ở 3 - 4% trường hợp, thường xuất hiện từ khoảng 1 - 4 tuần sau khi bệnh khởi phát, có biểu hiện lâm sàng là hội chứng viêm màng ngoài tim: đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi thở sâu, khi vận động, khi ho, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.

Điều trị bằng cocticoid có thể khỏi nhanh, tuy nhiên hội chứng này dễ tái phát, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Các biến chứng muộn

Các chứng đau:
- Đau thần kinh nhạy cảm: Với biểu hiện là các cơn đau ngực lan tỏa, có cường độ trung bình, cảm giác đau ê ẩm và nặng nề ở vùng trước tim. Thường gặp ở những người hay lo lắng, đồng thời bị suy nhược về cả thể lực và tâm thần. Liệu pháp tâm lý và các thuốc an thần thường có thể giải quyết được.
- Đau kiểu thấp khớp: Còn gọi là viêm quanh khớp vai cánh tay hay hội chứng vai - bàn tay, thường gặp ở vai và tay trái. Đôi khi có thể chữa khỏi bằng các thuốc giảm đau thông thường. Một số trường hợp phải dùng cocticoid. Cần lưu ý tránh tiêm thuốc vào trong khớp, nhất là khi người bệnh đang dùng thuốc chống đông.
- Nhồi máu cơ tim tái phát: Khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim tái phát với biểu hiện đau thắt ngực, cần phải được điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.
- Phình vách tim: Xảy ra ở 10-30% các trường hợp nhồi máu cơ tim. Người bệnh thường có các triệu chứng của suy tim, tắc mạch đại tuần hoàn, rối loạn nhịp thất.
- Suy tim: Sau nhồi máu cơ tim, chức năng tim bị suy yếu dần và có thể tiến triển thành suy tim.

Cần làm gì để hạn chế biến chứng do nhồi máu cơ tim?

- Cấp cứu khẩn trương:

Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, thì quy tắc khẩn trương được coi là số 1 trong điều trị. Bởi tỷ lệ tử vong xảy ra cao nhất chính là vào giờ đầu tiên vàtrong ngày đầu tiên của nhồi máu cơ tim. Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài trên 30 phút, đặc biệt là không đỡ sau khi sử dụng thuốc giãn mạch (thuốc nhóm nitrat dạng ngậm dưới lưỡi…) cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất. Các biện pháp điều trị cơ bản, hữu hiệu nhất đối với nhồi máu cơ tim sẽ chỉ có tác dụng nếu được tiến hành sớm; do đó thời gian đến viện sớm hay muộn sẽ có ý nghĩa sống còn với người bệnh.

Cấp cứu sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim

Cấp cứu sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim

 - Phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim:

Trước khi ra viện, người bệnh cần được hướng dẫn các phương pháp tập luyện, hoạt động thể lực, chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống, cách sử dụng thuốc để phòng ngừa thứ phát và hẹn lịch tái khám định kỳ. Một số yếu tố chính người bệnh cần lưu ý bao gồm:
- Cần kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu, huyết áp và đường huyết.
- Không hút thuốc lá
- Ăn hạn chế chất béo.
- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 30 – 60 phút.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, thức khuya.
Khi xuất hiện 
cơn đau thắt ngực, bệnh nhân cần lưu ý ngưng ngay hoạt động và các công việc đang làm, nằm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc nhóm nitrat ngậm dưới lưỡi, và gọi cho người thân. Nếu sau 15 phút, tình trạng đau không đỡ, cần phải được đưa đi nhập viện ngay. 

 Ds. Thu Thảo, http://suytim.com.vn/
Trích nguồn: http://emedicine.medscape.com

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!