• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Đột quỵ

  •  

Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh

12/7/2016 2106 Đã xem

Thống kê từ các bệnh viện cho thấy, vào mùa lạnh, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng trung bình từ 15-30%. Như hiện nay, tại BV Bạch Mai mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân vào khoa Cấp cứu vì đột quỵ, riêng Phòng Cấp cứu số 1, số lượng bệnh nhân đã tăng khoảng 10-15% so với ngày thường.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch.

Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay, xảy ra khi dòng máu cung cấp lên một phần não bị đột ngột ngưng trệ (tắc mạch) hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ (vỡ mạch).

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ, đặc biệt là ở người trẻ. Một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, gần 70% người bệnh không biết mình bị bệnh cao huyết áp cho đến khi bị đột quỵ.

cách phòng ngừa đột quỵ

Dòng máu cung cấp lên một phần não bị đột ngột ngưng trệ (tắc mạch) gây nên đột quỵ

Dấu hiệu bị đột quỵ

Một bệnh nhân bị đột quỵ thường có các biểu hiện điển hình như đột ngột nhìn mờ, mất thăng bằng, mất phối hợp động tác, nói khó, bất thường về giọng nói hoặc không nói được, đau đầu dữ dội, hôn mê, rối loạn ý thức, đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay, chân… 

Vì thế cách đơn giản nhất để nhận biết một người bị đột quỵ không là yêu cầu người đó cười, nói, chào và quan sát. Hãy quan sát xem mặt người đó có cân đối không, yêu cầu giơ tay lên quan sát xem có tay nào bị yếu không, yêu cầu lặp lại những từ đơn giản để xem giọng nói của họ có thay đổi không. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì đến 90% là người đó bị đột quỵ.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội phòng chống đột quỵ miền Bắc, tình trạng đột quỵ ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trời lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này. 

Theo cơ chế sinh học của con người, mạch máu sẽ giảm tính đàn hồi khi thời tiết lạnh, lòng mạch bị thu hẹp lại khiến lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Hơn thế nữa, tình trạng mạch máu co lại còn làm tim phải làm việc vất vả để bơm máu đi khắp cơ thể, dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch, tăng huyết áp. 

Tình trạng này dễ dẫn đến vỡ mạch máu, đau thắt ngực với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.

cách phòng bệnh đột quỵ

Để phòng tránh đột quỵ thì cần chú ý giữ ấm cơ thể, không được để nhiễm lạnh đột ngột

Đối tượng dễ bị đột quỵ

Trong thời tiết lạnh giá, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi bởi lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp, chức năng cơ thể lại suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Ngoài ra, những người có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá… cũng dễ bị đột quỵ. Do vậy, cần đặc biệt lưu ý giữ sức khỏe trong thời điểm thời tiết lạnh bất thường như hiện nay.

Cách phòng đột quỵ trong mùa lạnh

Trong mùa đông, để phòng tránh đột quỵ mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín gió, nên lưu ý những thời điểm cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm. 

Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao cần tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài. Buổi sáng, khi tỉnh giấc tuyệt đối không vùng ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường xoa bóp nhẹ nhàng cơ thể từ 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi. 

Bên cạnh đó, người mắc những bệnh mãn tính cần kiểm soát tốt các nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, stress, giữ cân nặng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tránh lạm dụng rượu bia. 

Suckhoetraitim.com - theo Alobacsi

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!