• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

Điều trị tiểu đường – Những lợi ích tuyệt vời từ Kẽm

8/4/2018 2151 Đã xem

Ngoài vai trò chính là bổ trợ cho hệ miễn dịch, Kẽm còn cần thiết cho sự tăng trưởng – phân chia tế bào, chữa lành vết thương và chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, Kẽm giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Kẽm rất hữu ích trong việc điều trị tiểu đường và phòng ngừa biến chứng.

Kẽm là gì?

Kẽm (Zn) là một kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm các yếu tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể con người. Kẽm kích thích hoạt động của ít nhất 100 loại enzyme kháng nhau.

Thiếu Kẽm làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường.

 

Vai trò của Kẽm trong điều trị tiểu đường

Trong cơ thể, Kẽm tập trung nhiều trong các tế bào beta ở tụy, đây cũng chính là nơi hormone insulin chuyển hóa đường được sản xuất. Các bằng chứng khoa học cho thấy, Kẽm giúp cải thiện chức năng insulin, từ đó giảm đường máu một cách tự nhiên. Thậm chí, bổ sung đủ kẽm còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Kẽm cải thiện độ nhạy inuslin

Từ lâu, Kẽm đã được sử dụng như một thành phần trong các loại insulin thế hệ cũ (như Regular insulin, NPH insulin, Lente insulin). Cụ thể, Kẽm cải thiện độ nhạy insulin bằng cách:

  • Kẽm liên kết với các thụ thể insulin, kích hoạt đường truyền tín hiệu insulin, từ đó làm tăng hấp thu glucose của tế bào và giảm đường huyết.
  • Kẽm cần thiết trong việc bài tiết và lưu trữ insulin.
  • Bảo vệ các tế bào beta trong tuyến tụy (tế bào beta bị hư hại là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường).

Thiếu hụt Kẽm dẫn đến suy giảm chức năng thế bào beta và làm tăng nguy cơ đề kháng insulin (tình trạng tiền tiểu đường).

Kiểm soát đường huyết tốt hơn nhờ Kẽm

Theo một nghiên cứu trên Journal of Trace Elements in Medicine and Biology (2012), Kẽm làm giảm một lượng nhỏ nhưng đáng kể đường huyết lúc đói của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bổ sung Kẽm còn làm giảm chỉ số HbA1c.

Nhờ có tính chống oxy hóa, Kẽm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch – biến chứng phổ biến và nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nghiên cứu tại Phần Lan đăng trên Tạp chí Diabetes Care cho thấy người tiểu đường có nồng độ Kẽm trong máu thấp có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và tử vong do bệnh tim.

Các lợi ích khác của Kẽm

 

Stress oxy hóa là tình trạng phổ biến trong bệnh tiểu đường, và bổ sung Kẽm có thể giúp giảm tác hại của stress oxy hóa.

Bên cạnh đó, Kẽm giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất béo (lipid), cải thiện mức cholesterol và triglyceride ở người mắc tiểu đường.

Điều trị tiểu đường bằng Kẽm – những lưu ý

Liều khuyến cáo hàng ngày của Kẽm là 12mg cho nữ và 15mg cho nam. Tuy nhiên, bạn sẽ cần nhiều hơn nếu nồng độ Kẽm của bạn đang ở mức thấp. Bạn nên đi xét nghiệm máu và nước tiểu để biết rõ hơn.

Mặc dù Kẽm rất có lợi đối với bệnh tiểu đường nhưng bạn không nên nóng vội mà sử dụng quá liều. Điều này có thể gây tác dụng phụ là buồn nôn, nôn, chán ăn, quặn thắt trong dạ dày, tiêu chảy và đau đầu.

Kẽm làm giảm tác dụng của tetracyclin và penicillamine, nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ. Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác và có ý định bổ sung Kẽm.

Các thực phẩm giàu Kẽm

Nguồn kẽm tốt nhất là đậu, thịt động vật, các loại hạt, cá, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.

Bảng các thực phẩm giàu Kẽm nhất:

 

Với công dụng phòng ngừa đề kháng insulin, cải thiện độ nhạy insulin, bảo vệ tế bào beta, giảm đường huyết và chống oxy hóa, Kẽm xứng đáng là một phần trong kế hoạch điều trị tiểu đường của bạn. Những lợi ích của Kẽm sẽ được tăng lên nếu kết hợp với chế độ ăn uống – luyện tập, cùng với các thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường.

 

Nguồn:  

https://universityhealthnews.com/daily/diabetes/benefits-of-taking-zinc-for-diabetes-natural-blood-sugar-control-and-more/

 

https://draxe.com/foods-high-in-zinc/

http://www.hopkinsmedicine.org/news/media/releases/preliminary_study_suggests_zinc_may_help_diabetics

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3407731/

https://www.endocrineweb.com/professional/type-2-diabetes/zinc-supplementation-patients-type-2-diabetes/

 

Sưu tầm

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!