• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Sinh trắc Vân tay

  •  

Nên dạy kĩ năng gì khi trẻ lên 1 tuổi

1/2/2018 1758 Đã xem

Hình thành, phát triển kĩ năng và hoàn thiện tính cách là một quá trình dài. Khi trẻ lên 1 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Các mẹ cần hiểu rõ con yêu mình khi lên 1 tuổi phát triển những gì, để có hướng chăm sóc và phát triển trí thông minh của con yêu phù hợp. 
1. Trò chuyện thật nhiều ngay cả khi trẻ chưa biết nói 
Ngay khi chào đời, cha mẹ nên liên tục nói chuyện với con. Chiến lược nhìn như rất đơn giản này lại mang theo hiệu quả rất cao. Các nhà khoa học cho thấy thực tế các tế bào thần kinh thị giác đã bắt đầu phát triển tốt ở 2-4 tháng tuổi và đạt đỉnh ở 8 tháng tuổi. Vào thời điểm này trẻ đã hiểu được những từ đơn giản trong các hoạt động giao tiếp thường ngày, nắm bắt đồ vật và nhận ra tên gọi của mình
Cha mẹ cũng đừng nên quá đà trong việc tạo ra những trải nghiệm thú vị cho con, chỉ cần bạn thường xuyên nói chuyện và kiên nhẫn. Theo thời gian khi con bạn nghe được nhiều hơn nghĩa là vốn từ sẽ “giàu” hơn.
Các chuyên gia nói nói rằng, cách mà trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ không quan trọng bằng số lượng từ mà trẻ thu nhận được. Số từ mà một trẻ 3 tuổi nghe được sẽ bằng với sự thành công sau này của trẻ.

 


 

2. Để trẻ chơi một mình và tự thu dọn đồ chơi của mình 
Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu biết chơi một mình. Bố mẹ cho trẻ chơi một mình là cách rèn tập cho trẻ có thói quen hành động theo ý chí của mình và tạo dựng lòng tự tin. Trẻ chơi một mình còn là cơ sở để nó tham gia vào chơi đùa tập thể, trẻ từ chơi một mình dần dần mới biết chơi với những bạn khác.
Bồi dưỡng cho trẻ chơi độc lập trong những thời điểm nhất định có ý nghĩa quan trọng đến thú chơi của trẻ. Khi nhìn thấy trẻ nhỏ đang chơi một mình, trăm nghìn lần không nên thương hại con, cũng không nên “quấy rầy”, tham gia vào trò chơi của bé, nếu không sẽ làm mất thú vui chơi của trẻ. Dạy trẻ cất đồ chơi cũng là một thói quen rất tốt mà bố mẹ cần chú ý. Đây là cách để bồi dưỡng cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng, không ỉ lại vào người khác, bên cạnh đó, tính tự tin và độc lập của trẻ dần tăng cường.
Đương nhiên không phải là người lớn bỏ mặc trẻ, mà cần theo dõi ngầm và bảo vệ trẻ. Thời gian trẻ có thể một mình tự chơi: Với trẻ 1 tuổi khoảng 10 phút, sau do tuổi lớn dần thời gian đó cũng dài hơn.
Khi trẻ còn bé cũng là lúc bắt đầu hình thành thói quen của hành động. Thói quen tốt của trẻ là do những việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày bồi dưỡng dần lên.

 


 

3. Dạy trẻ thông qua trò chơi 
Khi trẻ bắt đầu có hứng thú với thế giới bên ngoài, cha mẹ nên tìm hiểu những kiến thức có tính chất định hướng trong việc bồi dưỡng năng lực, trí tuệ cho trẻ. Chẳng hạn, với độ tuổi từ 12 đến 18 tháng, cách tốt nhất giúp bé làm quen với việc tư duy là thông qua các trò chơi.
Bạn nên cho trẻ chơi các trò chơi như: xếp hình, xâu hạt… Nên chọn đồ chơi có hình khối và màu sắc vì chúng vừa hấp dẫn trẻ vừa giúp bé phát triển tư duy. Tuy nhiên, đừng ép trẻ chơi nếu trẻ không thích, thay vào đó lựa theo sở thích của bé để bắt đầu một trò chơi rồi sau đó mới chuyển sang các trò khác.
Trí nhớ của trẻ từ 1 tuổi trở lên đã tốt hơn, cha mẹ có thể đọc cho bé nghe những bài thơ, câu truyện ngắn gọn, đơn giản. Tuy chưa nói được nhiều nhưng bé đã có thể hiểu, nhớ những bài thơ đó, và nói được một vài từ liên quan nếu người lớn gợi ý, thậm chí bé có thể ngân nga theo giai điệu câu hát quen thuộc.

 


 

4. Giao tiếp với trẻ 
Các mẹ hãy luôn cố gắng tạo ra các hoạt động có kèm theo ngôn từ để chia sẻ với con. Đó có thể là cuộc hội thoại, hoặc kể truyện kèm theo các câu hỏi và đôi khi là những bài hát. Đây chính là cách rất hiệu quả để tạo cho bé thói quen, từ đó kích thích bé phát triển ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn từ của trẻ phát triển mạnh ở giai đoạn từ 20 đến 24 tháng tuổi
Khi nói chuyện với con, hãy kiên nhẫn. Khi trẻ đã có một chút phản ứng, bé đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể nói. Bố mẹ nên tỏ ra ghi nhận những nỗ lực của bé và cùng con cố gắng thêm. Đây là cách tốt nhất để dạy trẻ tập nói.
Cha mẹ có thể cho con xem tranh ảnh và đặt ra những câu hỏi như: “Con nhìn thấy những gì trong bức ảnh này?”. Sau đó, để thời gian cho con trả lời theo cách riêng của chúng. Khi nói chuyện với con, bạn nên có sự tương tác với con qua ánh mắt với con, tạo động lực cho con cố gắng hơn. Tỏ thái độ vui mừng hoặc đưa ra một lời khen ngợi cho mỗi câu trả lời của bé là một thái độ tích cực và rất cần thiết để bé muốn giao tiếp nhiều hơn.
Ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, giống như một khu vườn sẽ càng được sinh sôi, phát triển nếu chúng ta chăm sóc kĩ lưỡng. Và đây cũng chính là nguyên tắc được áp dụng trong trường hợp dạy ngôn ngữ cho trẻ ngay từ khi nhỏ.
Sinh trắc học dấu vân tay là một trong những phương pháp khoa học, giúp bố mẹ có thể phát hiện được những tố chất, tài năng, tiềm ẩn bên trong, tính cách và suy nghĩ của trẻ, từ đó có những cách thức tương tác với trẻ phù hợp hơn.
Muốn hiểu thêm về con để có phương pháp giáo dục tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

 

Văn phòng tại Bình Thuận: 241 Nguyễn Hội - Phan Thiết

   Hotline: 01697103662; 09134819338; 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!