• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Sinh trắc Vân tay

  •  

ôn Các kỹ năng chẩn đoán cộng đồng

9/17/2020 1990 Đã xem

Các kỹ năng chẩn đoán cộng đồng

 Hãy chọn ý đúng nhất.

1.                  Sức khỏe con người phụ thuộc vào ba yếu tố chính là:

a.      Thoải mái về tinh thần, xã hội và không bệnh tật

b.      Thể chất, tinh thần và xã hội.

c.      Không có bệnh tật, không bệnh tâm thần, không thương tật

d.      Thoải mái về thể chất, tinh thần và không có bệnh hay tật

2. Ba yếu tố xã hội quan trọng nhất quyết định tới tình trạng sức khoẻ là:

a.      Bất bình đẳng về thu nhập, mạng lưới bạn bè, ý thức về khả năng kiểm soát cuộc sống bản thân

b.      Liên đới xã hội, sự chênh lệch giữa  giàu và nghèo, mạng lưới tổ chức xã hội

c.      Bất bình đẳng về thu nhập, ý thức về hiệu lực cá nhân hoặc tập thể, ý thức về khả năng kiểm soát cuộc sống bản thân

d.      Bất bình đẳng về thu nhập, liên đới xã hội, ý thức về hiệu lực cá nhân hoặc tập thể.

3. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến các nhóm dân cư theo 3 cách chủ yếu:

a.      Khác biệt về mức độ phơi nhiễm, khác biệt về tính dễ bị tổn thương, sự phân biệt đối xử

b.      Khác biệt về mức độ phơi nhiễm, bất ổn về kinh tế, chênh lệch về sự giàu nghèo, bất ổn về kinh tế

c.      Khác biệt về mức độ phơi nhiễm, không có khả năng chi trả để được chăm sóc sức khoẻ, sự phân biệt đối xử

d.      Khác biệt về mức độ phơi nhiễm, khác biệt về tính dễ bị tổn thương, khác biệt về hệ quả. 

4. Trong ấn phẩm The Solid Facts, Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê ra bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và tuổi thọ?

a.      3 yếu tố

b.      8 yếu tố

c.      4 yếu tố

d.      10 yếu tố

5. Theo Wallace (1991), có bao nhiêu nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe:

a.      3 nhóm yếu tố

b.      8 nhóm yếu tố

c.      4 nhóm yếu tố

d.      10 nhóm yếu tố

6. Yếu tố di truyền là yếu tố sẵn có và:

a.      Không thay đổi được

b.      Có thể thay đổi được trong thời gian ngắn

c.      Quyết định đến sức khỏe của mỗi người

d.      Chế độ dinh dưỡng và lối sống có thể thay đổi gen di truyền

7.                  Điều tra ngang được tiến hành với cách chọn mẫu sau, trừ 1 cách:

a.      Mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thống

b.      Mẫu tầng hoặc mẫu chùm

a.                  Mẫu ghép cặp

b.                  Mẫu 30 cặp ngẫu nhiên

8.                  Trong 1 cộng đồng gồm 1 triệu người, có 1 nghìn người mắc bệnh cấp tính, trong đó có 300 người chết vì bệnh này trong năm. Tỷ lệ chết/mắc vì bệnh này trong năm là:

a.                  3%

b.                  30%

c.                  15%

d.                  10%

9.                  Mẫu số để đo lường tỷ suất mật độ mới mắc của 1 bệnh xảy ra là:

a.      Số những trường hợp quan sát được

b.      Số những người bệnh không có triệu chứng

c. Số năm quan sát được

d. Số người mắc đang theo dõi

10.             Một cộng đồng A có 100 nghìn người. Năm 2000 có 1 nghìn người chết do tất cả các nguyên nhân. Có 300 bệnh nhân lao trong đó có 200 nam và 100 nữ. Năm 2001 có 60 người chết trong đó có 50 nam. Tỷ lệ chết do lao là:

a. 20%

b. 30%

c. 6%

d. 35%

11. Trong 1 cộng đồng bao gồm 100.000 người, có 1000 người mắc 1 bệnh, trong đó 200 người chết vì bệnh đó trong 1 năm. Tỷ lệ chết vì bệnh đó là:

a.      0,2%

b.      2%

c.      10%

d.      20%

12. Tỷ lệ chết/mắc của một bệnh là:

a.      Tỷ lệ chết thô/100000 dân

b.      Tỷ lệ chết theo nguyên nhân do bệnh đó

c.      Tỷ lệ phần trăm chết ở các bệnh nhân

d.      Tỷ lệ chết do bệnh đó trong tất cả các trường hợp người chết do mọi nguyên nhân

13. Nguy cơ mắc bệnh có thể được đo lường bằng:

a.      Tỷ suất mới mắc

b.      Tỷ suất mới mắc nhân với thời gian trung bình của bệnh

c.      Tỷ suất hiện mắc

d.      Tỷ xuất hiện mắc nhân với thời gian trung bình của bệnh

14. Những chỉ số dịch tễ học có lợi ích nhất trong việc xác định các yếu tố nguy cơ, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp can thiệp có hiệu quả là:

a.      Tỷ suất mới mắc bệnh ở những người có phơi nhiễm

b.      Nguy cơ quy thuộc

c.      Tỷ suất hiện mắc bệnh ở những người có phơi nhiễm

d.      Nguy cơ tương đối của bệnh

15. Công việc nào sau đây không thuộc công việc giám sát dịch tễ học:

a.      Đo lường một cách có hệ thống những thống kê sức khỏe và môi trường.

b.      Đưa ra các giải pháp phòng chống bệnh

c.      Đối chiếu, phiên giải các dữ kiện thu thập được.

d.      Tổ chức dập tắt dịch bệnh.

16. Hoạt động giám sát nào không thuộc giám sát thụ động:

a.      Giám sát do nhân viên y tế địa phương đề xuất

b.      Ghi chép, thống kê tất cả bệnh nhân đến khám bệnh hàng ngày

c.      Tổng hợp số liệu, báo cáo hàng tháng, quý

d.      Vẽ biểu đồ, so sánh tình hình mắc bệnh hàng năm

17. Nội dung nào không thuộc chức năng của giám sát dịch tễ học

a.  Thu thập một cách có hệ thống những dữ kiện dịch tễ cần thiết đối với một quần thể

b. Tập hợp, diễn giải, sắp xếp, trình bày giữ kiện thành những bảng,  biểu đồ

c.  Xử lý, phân tích kết quả, và thông báo kết quả

d. Lập kế hoạch và tiến hành phòng chống dịch

18. Điều tra dịch tễ khi:

a.      Được địa phương yêu cầu

b.      Trong quá trình giám sát phát hiện thấy tỷ lệ chết/ mắc cao hơn bình thường.

c.      Có trong kế hoạch giám sát hàng năm

d.      Có sự chỉ đạo của cán bộ tuyến trên

19.Nghi ngờ  dịch của 1 bệnh truyền nhiễm khi:

a.      Tỷ lệ mắc vượt quá tỷ lệ mắc trung bình của nó

b.      Tỷ lệ chết vượt quá tỷ lệ mắc trung bình của nó

c.      Tỷ lệ mắc tăng đột ngột so với những tháng trước đó

d.      Tỷ lệ mắc vượt quá tỷ lệ mắc trung bình hoặc tăng cao đột ngột so với những tháng trước đó

20. Covid-19 là 1 trong những bệnh gây nên đại dịch lớn vì:

a.      Sự thay đổi kháng nguyên của virus

b.      Sự lây truyền qua không khí

c.      Thời kỳ ủ bệnh lâu dài

d.      Không có Vacxin đặc hiệu

21. Chẩn đoáng phát hiện sớm 1 bệnh nhân trong 1 vụ dịch KHÔNG dựa vào

a.      Chẩn đoán lâm sàng

b.      Chẩn đoán xét nghiệm

c.      Điều tra dịch tễ học

d.      Các nghiên cứu dịch tễ học phân tích

22. Các biện pháp chủ yếu để phòng chống các bệnh truyền nhiễm là:

a.      Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm

b.      Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm

c.      Các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho nhân dân

d.      Tất cả các biện pháp kể trên

23. RRA là: “Một phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện bởi một nhóm liên ngành trong một thời gian ngắn(...)

a.      ít nhất 3 ngày, nhưng không quá 3 tuần

b.      ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 4 tuần

c.      ít nhất 5 ngày, nhưng không quá 3 tuần

d.      ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 3 tuần

24. Đặc điểm nào không thuộc đặc điểm cơ bản của PRA:

a.      Sử dụng kiến thức và kinh nghiệm bản địa của những người dân tại cộng đồng

b.      Chấp nhận những ý kiến/quan điểm khác nhau trong quá trình thảo luận

c.      Nội dung chính xuyên suốt quá trình thảo luận là bối cảnh thực tế của địa phương

d.      Nhà nghiên cứu chủ động thuyết phục để người dân chấp nhận và tuân theo.

25. Địa điểm thảo luận/hội họp của nhóm PRA thường tổ chức ở:

a.      Hội trường UBND xã

b.      Phòng họp của thôn/ khu phố

c.      Trường học

d.      Địa bàn liên quan đến nội dung cần khảo sát

26. Nhóm PRA thông thường gồm:

a.      1 trưởng nhóm và 3 hay 4 thành viên chủ chốt

b.      Không vượt quá 2 hay 3 thành viên

c.      7 hoặc 8 thành viên

d.      Phải gồm nhiều nhóm nhỏ để khảo sát một vấn đề cụ thể nào đó

27. Chẩn đoán cộng đồng là:

a.      Tìm vấn đề sức khỏe của cộng đồng

b.      Xác định các công việc y tế của một cộng đồng

c.      Tìm nguồn lực của cộng đồng để giải quyết vấn đề sức khỏe

d.      Xác định tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết các loại bệnh tật tại cộng đồng

28. Hiện nay, vấn đề sức khỏe được hiểu đúng nhất là:

a.      Tỉ lệ mắc hay chết của bệnh nào đó còn cao ở cộng đồng.

b.      Công việc tồn tại trong y tế

c.      Tình trạng thiếu hụt trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngành y tế.

d.      Sự tồn tại trong công tác y tế cần được giải quyết sớm trong một cộng đồng và cộng đồng có khả năng giải quyết được.

29. Tại sao phải xác định vấn đề SK và vấn đề SK ưu tiên?

a.      Không cần vì Bộ Y tế đã phân tích, tổng hợp và chỉ đạo sâu sát

b.      Để đạt theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao

c.      Chọn lọc để cân đối sử dụng nguồn lực, kinh phí hợp lý

d.      Chọn lọc những tồn tại nào cần phải can thiệp, có khả năng giải quyết, có khả năng duy trì.

30. Xác định vấn đề sức khỏe (VĐSK) bằng kỹ thuật Delphi là:

a.      Một nhóm người có hiểu biết cùng nhau bàn bạc để xác định xem hiện nay ở địa phương mình đang có những VĐSK gì.

b.      Trưởng trạm y tế chủ trì họp, thảo luận với người dân để chọn VĐSK

c.      Cán bộ tuyến trên xuống họp với Trạm Y tế để chọn VĐSK

d.      UBND xã chủ trì mời các ban ngành, đoàn thể họp để xác định VĐSK

31. Khi xác định vấn đề sức khỏe (VĐSK) bằng kỹ thuật Delphi có thể:

a.      Không sử dụng đến các số liệu thông tin y tế để xác định VĐSK,

b.      Có sử dụng đến các số liệu thông tin y tế để xác định VĐSK,

c.      Không hoặc có sử dụng đến các số liệu thông tin y tế để xác định VĐSK

d.      Số liệu y tế không quan trọng, do người chủ trì quyết định

32. Xác định VĐSK dựa trên gánh nặng bệnh tật là phương pháp:

a.      Hoàn toàn dựa vào các số liệu của báo cáo.

b.      Vừa dựa vào các số liệu của báo cáo và có phân tích định tính.

c.      Có sử dụng thông tin y tế và tổ chức nghiên cứu định lượng

d.      Số liệu y tế không quan trọng, do người chủ trì quyết định

33. Có bao nhiêu tiêu chuẩn các nhà quản lý đưa ra để lựa chọn VĐSK?

a.      03 tiêu chuẩn

b.      04 tiêu chuẩn

c.      06 tiêu chuẩn

d.      05 tiêu chuẩn

34. Cộng điểm các tiêu chuẩn chọn VĐSK, có VĐSK trong cộng đồng khi:

a.      Tổng điểm từ 9 - 12 điểm.

b.      Tổng điểm từ 8 - 12 điểm

c.      Tổng điểm từ 10 - 12 điểm

d.      Tổng điểm từ 15 - 18 điểm

35. Có bao nhiêu công việc cần phải liệt kê để lựa chọn VĐSK?

a.      Phải liệt kê hết các công việc.

b.      20 - 30 công việc.

c.      10 - 20 công việc.

d.      Theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao

36. Có bao nhiêu tiêu chuẩn các nhà quản lý đưa ra để lựa chọn VĐSK ưu tiên?

a.       04 tiêu chuẩn

b.      06 tiêu chuẩn

c.      05 tiêu chuẩn

d.      07 tiêu chuẩn

37. Cộng điểm các tiêu chuẩn chọn VĐSK ưu tiên, có VĐSK ưu tiên khi:

a.      Tổng điểm từ 15 - 18 điểm.

b.      Tổng điểm từ 9 - 12 điểm

c.      Tổng điểm từ 14 - 18 điểm

d.      Tổng điểm từ 12 - 18 điểm

 38. Công thức tính theo thang điểm cơ bản để xác định ưu tiên (BPRS)

a.      BPRS = (A + 2B) x C

b.      BPRS = (2A + 2B) x C

c.      BPRS = (A + 2B) x 2C

d.      BPRS = (2A + 2B) x 2C

39. Trưởng Trạm Y tế xã M xác định các công việc y tế sau: Phòng sốt rét, tiêm chủng, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, vệ sinh môi trường. Anh (chị) cho biêt công việc y tế nào có phạm vi quá rộng?

a.      Phòng sốt rét

b.      Tiêm chủng

c.      Vệ sinh môi trường

d.      Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

40. Công thức tính cỡ mẫu:

Nhà nghiên cứu chọn giá trị độ chính xác “d” dựa theo quy tắc nào?

a.      Theo các nghiên cứu trước đây

b.      Theo nghiên cứu chính mà nhà nghiên cứu tham khảo để so sánh

c.      Do giảng viên/ người hướng dẫn chọn

d.      Phụ thuộc vào mục đích của nghiên cứu và nguồn lực hiện có.

41. Công thức tính cỡ mẫu:

Nhà nghiên cứu chọn giá trị ước lượng “p” dựa theo quy tắc nào?

a.      Theo các nghiên cứu trước đây

b.      Theo số liệu tham khảo các nghiên cứu có những điều kiện tương tự

c.      Do giảng viên/ người hướng dẫn chọn

d.      Phụ thuộc vào mục đích của nghiên cứu và nguồn lực hiện có.

42. Có bao nhiêu phương pháp chọn mẫu xác suất thường được dùng phổ biến nhất trong những cuộc điều tra ở địa phương hay có quy mô nhỏ?

a.      03 phương pháp

b.      04 phương pháp

c.      05 phương pháp

d.      06 phương pháp

43. Trong một đề tài nghiên cứu khoa học, có bao nhiêu loại mẫu xác suất được sử dụng?

a.      01 loại

b.      02 loại

c.      03 loại

d.      01 loại hoặc nhiều hơn tùy nghiên cứu

44. Bộ câu hỏi có cấu trúc là bộ câu hỏi:

a.      Được sử dụng cho nghiên cứu định lượng

b.      Được sử dụng cho nghiên cứu định tính

c.      Có tính mềm dẻo

d.      Nhằm hiểu sâu hơn về một vấn đề chưa biết

45. Câu hỏi mở là câu hỏi:

a.      Được sử dụng cho nghiên cứu định lượng

b.      Được sử dụng cho nghiên cứu định tính

c.      Có những câu trả lời định trước

d.      Có tính cấu trúc cao

46. Ưu điểm của câu hỏi mở:

a.      Có nhiều chi tiết hơn

b.      Có tính cấu trúc thấp

c.      Tốn nhiều thời gian

d.      Khó trả lời hơn

47. Khuyết điểm của câu hỏi đóng:

a.      Có tính cấu trúc cao

b.      Câu trả lời dễ mã  hóa hơn

c.      Tốn ít thời gian hơn

d.      Có  thể khiến người được hỏi khó chịu

48. Thang đo Likert truyền thống là một câu hỏi đóng gồm một mệnh đề có:

a.      4 lựa chọn

b.      5 lựa chọn

c.      6 lựa chọn

d.      2 lựa chọn

49. Ưu điểm của phỏng vấn bán cấu trúc: 

a.      Người thực hiện có khả năng tạo thêm những thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá đối tượng khảo sát.

b.      Người thực hiện chỉ có thể phỏng vấn một số lượng hạn chế đối tượng được phỏng vấn

c.      Việc lượng hóa thông tin và phân tích nhanh tại thời điểm phỏng vấn là yêu cầu cao đặt ra đối với người thực hiện.

d.      Người thực hiện phải được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật phỏng vấn

50. Chọn mẫu lý tưởng nhất trong thảo luận nhóm gồm:

a.      4-5 người

b.      6-8 người

c.      4-12 người

d.      9-12 người

 

 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!