• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Giới thiệu về thực phẩm chức năng

  •  

Sự khác biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng?

8/9/2016 2365 Đã xem

Với tâm lý "phòng bệnh hơn chữa bệnh", các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng đang được rất nhiều người dân Việt Nam tin dùng. Tuy nhiên liệu có ai thực sự hiểu rõ về thực phẩm chức năng? Nó có tác dụng như thế nào? Và đặc biệt nó khác biệt với thuốc ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề trên để bạn có thể hiểu đúng và dùng đúng thực phẩm chức năng.

Hiểu đúng và dùng đúng thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì?

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về thực phẩm chức năng. Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu đưa ra những khái niệm khác nhau. Chính vì thế, gây ra nhiều khó khăn trong việc hiểu đúng về thực phẩm chức năng.

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 27-31/8/2001) tại Viên (áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách thức cho tương lai của thế kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là thực phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một hoặc nhiều chức phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.

Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song tất cả đều thống nhất cho rằng: “Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.

Thực phẩm chức năng được phân chia như thế nào?

Thực phẩm chức năng thường được phân loại theo hai cách: dựa trên thành tố của thức ăn và dựa trên loại thức ăn. Dựa trên thành tố của thức ăn có thể chia ra làm 6 loại chính : chất xơ dinh dưỡng; các loại đường đa phân tử (oligosaccarid); acid amin, peptid và protein; vitamin và khoáng chất; vi khuẩn sinh acid lactic; acid béo.

Dựa trên loại thức ăn có thể chia làm 2 loại chính là thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu tương, cà chua, tỏi, các loại rau cải, cam quýt, chè, nho... và thức ăn có nguồn gốc động vật  như cá, sữa và chế phẩm của sữa, thịt bò...

Ngoài ra thực phẩm chức năng còn có thể phân loại theo nguồn gốc là sản phẩm tự nhiên (ví dụ: đậu tương có chứa genistein, một loại isoflavone có tác dụng chống ung thư; cá biển chứa nhiều acid béo omega-3 có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc và tử vong do bệnh tim mạch...) hoặc là sản phẩm của quá trình chế biến (ví dụ: rượu vang nho, đặc biệt là vang đỏ, có chứa nhiều flavonoid có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; các chế phẩm lên men của sữa có nhiều vi khuẩn hữu ích có tác dụng bình ổn vi khuẩn chí của ruột...).

Sự khác biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc?

Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống đó là thực phẩm chức năngđược sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt đã được nghiên cứu và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Thực phẩm chức năng có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nó rất ít tạo ra năng lượng như các loại thực phẩm truyền thống. Liều sử dụng thực phẩm chức năng thường nhỏ, chỉ vài miligam như là thuốc. Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc là trên mỗi sản phẩm, nhà sản xuất phải ghi trên nhãn đây là thực phẩm, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sức khoẻ, không có tác dụng chữa bệnh.

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc

Cụ thể hơn các bạn theo dõi bảng sau để có cái nhìn khái quát nhất, rõ ràng nhất về sự khác biệt giữa thuốc và thực phẩm chức năng.

TT

Tiêu chí

Thực phẩm chức năng

Thuốc

1

Định nghĩa:

Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.

Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng (Luật Dược-2005).

2

Công bố trên nhãn của nhà sản xuất:

Là Thực phẩm chức năng (sản xuất theo luật TP).

Là thuốc (vì sản xuất theo Luật Dược).

3

Hàm lượng chất, hoạt chất:

Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Cao.

4

Ghi nhãn:

- Là thực phẩm chức năng

- Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể.

- Là thuốc.- Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.

5

Điều kiện sử dụng:

Người tiêu dùng tự mua ở cửa hàng, siêu thị.

Phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ, mua ở nhà thuốc.

6

Đối tượng dùng:

- Người bệnh.

- Người khỏe.

- Người bệnh.

7

Điều kiện phân phối:

- Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp.

- Tại hiệu thuốc có dược sĩ.- Cấm bán hàng đa cấp.

8

Cách dùng:

- Thường xuyên, liên tục.- Không biến chứng, không hạn chế.

- Từng đợt.- Nguy cơ biến chứng, tai biến.

9

Nguồn gốc nguyên liệu:

Nguồn gốc tự nhiên.

- Nguồn gốc tự nhiên.- Nguồn gốc tổng hợp.

 

Các yếu tố chức năng chủ yếu của thực phẩm chức năng là gì?

 

(1) Các yếu tố chống ôxy hoá (sesaminol glycozyt ở hạt vừng, curcumin ở củ nghệ, selenium ở hạt đậu tương...

 (2) Các yếu tố chống ung thư (các flavonoid mà đồng phân là isoflavone là các polyphenol có nhiều ở rau quả, ví dụ: tangeretin ở nước quả; querectin ở mận, anh đào, nho dâu...; overingenin ở quả chanh, epicatechin ở lá chè...).

(3) Các peptid dẫn xuất của protein (luten exorphin có tác dụng tăng năng lực sinh học, ovokinin có tác dụng giảm huyết áp, lactoferricin có tác dụng chống nhiễm khuẩn...).

(4) Các vi khuẩn cộng sinh (probiotics) như lactobacillus, bifidobacterium, yeast...

(5) Các acid béo (lecithin, acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic...).

(6) Các thành phần không tiêu hoá được của thực phẩm (prebiotics) như inulin, polydextrose, oligosaccarid...

Nhìn chung thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị nhờ 3 cơ chế:  Tăng cường sức khỏe chung; Có thể chứa các hoạt chất tác động trực tiếp vào yếu tố gây bệnh, ví dụ như hoạt chất kháng sinh, chống viêm, chống u trong các cây cỏ, nhưng không có tác dụng chống lại bệnh mà chỉ hỗ trợ thêm; Tăng hiệu quả hoặc làm giảm tác dụng phụ của thuốc tân dược.

Khi sử dụng thực phẩm chức năng người tiêu dùng nên chọn lựa kỹ càng nguồn gốc sản xuất và nhất thiết phải được sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn. Các loại thực phẩm chức năng thường hay dùng là cho các bệnh mạn tính có thời gian điều trị kéo dài như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, gut, viêm gan, lao... và đặc biệt là các loại  có nguồn gốc tự nhiên hỗ trợ tăng miễn dịch như cây lô hội, gấc, nhàu, tỏi, tảo xoắn... nên việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng phải cân nhắc, có sự tiết chế cần thiết.

Không có sản phẩm nào hoàn thiện và an toàn tuyệt đối cả. Người tiêu dùng cần cảnh giác trước các lời quảng cáo theo kiểu truyền miệng, bán hàng đa cấp để tránh tiền mất, tật mang.           

Hãy là người tiêu dùng thông minh khi chăm sóc sức khỏe cho người thân và chính mình bạn nhé.

Theo suckhoethoaidai.vn

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!