• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Bệnh tiểu đường

  •  

Tự tiêm insulin cho bản thân người bệnh tiểu đường

11/2/2016 2247 Đã xem

Tiem Insulin

 

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, một mũi tiêm insulin giúp đưa thuốc vào các mô dưới da. Các mô dưới da (hay còn gọi là mô “sub Q”) nằm ở khắp nơi trên cơ thể.

Tập hợp các vật dụng cần thiết cho việc tiêm insulin

Lựa chọn một nơi sạch sẽ, khô ráo và tập hợp tất cả các vật dụng sau lại:

  • Chai/lọ insulin.
  • Ống tiêm insulin vô trùng (loại có kim) và xé bỏ lớp bọc ngoài.
  • Hai miếng tẩm cồn (bông gòn hoặc chai thoa cồn).
  • Một hộp được các vật dụng đã qua sử dụng (như là hộp nhựa hoặc kim loại cứng với nắp đậy chắc chắn hoặc hộp đựng dụng cụ công nghiệp sắc nhọn).

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn sạch.

Chuẩn bị insulin và ống tiêm

  • Tháo nắp nhựa của lọ insulin ra.
  • Lăn lọ insulin giữa hai bàn tay hai đến ba lần để trộn insulin lên. Không được lắc lọ, vì bọt khí có thể hình thành và ảnh hưởng đến lượng insulin được rút ra.
  • Lau qua phần nút cao su ở trên lọ insulin bằng bông gòn tẩm cồn hoặc miếng tẩm cồn.
  • Đặt lọ insulin trên một mặt phẳng.
  • Tháo nắp kim tiêm ra.

Nếu như bạn không được kê toa với 2 loại insulin được tiêm cùng lúc (liều hỗn hợp), hãy bỏ qua các bước trong phần sau.

  • Rút một lượng khí vào trong ống tiêm bằng cách kéo pittong xuống. Nhớ là lượng khí rút cần phải bằng với lượng đơn vị insulin cần phải tiêm. Luôn luôn đo từ đầu của ống tiêm.
  • Đâm kim vào phần nút cao su của lọ insulin. Đẩy pittong để bơm khí vào trong lọ (điều này giúp cho insulin được rút ra một cách dễ dàng). Giữ kim trong tư thế này.
  • Quay ngược lọ và ống tiêm. Hãy bảo đảm rằng insulin bao phủ kim tiêm.
  • Kéo ngược pittong và rút insulin vào ống tiêm (đo từ đỉnh của pittong).
  • Kiểm tra ống tiêm xem có bọt khí không. Bọt khí ở trong ống tiêm sẽ không có hại nếu được tiêm vào cơ thể nhưng chúng làm giảm lượng đơn vị insulin trong ống tiêm. Để loại bỏ bọt khí, gõ nhẹ vào ống tiêm để các bọt khí nổi lên trên và đẩy pittong để đưa chúng ra ngoài. Kiểm tra lần nữa liều lượng và rút thêm insulin nếu cần thiết.
  • Rút kim ra khỏi lọ insulin. Cẩn thận đậy nắp đầu kim tiêm lại.

Làm cách nào để đo lượng insulin hỗn hợp?

Bác sĩ có thể kê toa hai loại insulin được tiêm cùng lúc. Liều hỗn hợp này có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn ở một số người.

Làm cách nào để đo lượng insulin hỗn hợp (tiếp theo)?

Hãy làm theo các bước sau khi tiêm liều insulin hỗn hợp:
  • Tuân theo các bước chuẩn bị được miêu tả ở phần trước cho cả hai lọ insulin.
  • Rút một lượng khí vào trong ống tiêm bằng cách kéo pittong. Nhớ là lượng khí rút vào phải bằng với lượng insulin dạng đục (loại có tác dụng trung bình hoặc dài) cần cho việc tiêm. Luôn luôn đo từ đỉnh của pittong (phần gần với kim tiêm nhất).
  • Đâm kim tiêm vào nút cao su của lọ insulin dạng đục. Đẩy pittong để bơm khí vào trong lọ (điều này giúp cho insulin được rút ra dễ dàng hơn). Không được rút insulin vào ống tiêm lúc này. Lấy kim tiêm ra khỏi lọ insulin.
  • Rút một lượng khí vào trong ống tiêm bằng cách kéo pittong. Nhớ là lượng khí rút vào phải bằng với lượng insulin dạng trong (loại có tác dụng ngắn) cần cho việc tiêm. Luôn luôn đo từ đỉnh của pittong (phần gần với kim tiêm nhất).
  • Đâm kim tiêm vào phần bịt cao su của lọ insulin dạng trong. Đẩy pittong để bơm khí vào trong lọ (điều này giúp cho insulin được rút ra dễ dàng hơn).
  • Quay ngược lọ insulin và ống tiêm. Hãy đảm bảo rằng insulin bao phủ phần kim tiêm.
  • Kéo pittong để rút lượng đơn vị insulin dạng trong theo yêu cầu (đo từ đỉnh của pittong, phần gần kim tiêm nhất).
  • Kiểm tra ống tiêm xem có bọt khí không. Bọt khí ở trong ống tiêm sẽ không có hại nếu được tiêm vào cơ thể nhưng chúng làm giảm lượng đơn vị insulin trong ống tiêm. Để loại bỏ bọt khí, gõ nhẹ vào ống tiêm để các bọt khí nổi lên trên và đẩy pittong để đưa chúng ra ngoài. Kiểm tra lần nữa liều lượng và rút thêm insulin nếu cần thiết.
  • Rút kim ra khỏi lọ insulin dạng trong và đâm kim vào phần đầu cao su của lọ insulin dạng đục.
  • Quay ngược lọ insulin và ống tiêm. Hãy đảm bảo rằng insulin bao phủ phần kim tiêm.
  • Kéo pittong để rút lượng đơn vị insulin dạng đục sao cho bằng với tổng lượng insulin cần cho việc tiêm (đo từ đỉnh của pittong, phần gần kim tiêm nhất).

Lưu ý quan trọng: Việc đo lường cần phải chính xác. Nếu bạn rút quá nhiều insulin dạng đục thì tổng liều lượng insulin trong ống tiêm phải bị bỏ đi. Hãy cẩn thận là không được bơm bất kỳ một lượng insulin dạng trong nào trong ống tiêm vào lọ insulin dạng đục. Nếu có bọt khí quá lớn sau khi trộn hai loại insulin trong ống tiêm, hãy bỏ lượng insulin đó đi và làm lại quy trình từ đầu. Không được bơm insulin ngược lại vào trong lọ.

  • Cẩn thận đậy nắp đầu kim tiêm lại.
  • Bạn bây giờ đã sẵn sàng để tiêm insulin. Hãy làm theo các bước được liệt kê sau đây.

Luân phiên thay đổi vùng tiêm insulin trên cơ thể

Do bạn sẽ phải tiêm insulin vào mỗi ngày để điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần phải biết chỗ nào để tiêm và cách nào để luân phiên thay đổi (di chuyển) các vùng tiêm trên cơ thể của mình. Bằng cách này, bạn sẽ làm cho việc tiêm insulin dễ dàng hơn, an toàn hơn và dễ chịu hơn. Nếu chỉ tiêm vào một vùng nhất định nào đó hết lần này đến lần khác, bạn có thể làm cho vùng đó trở nên chai cứng ở dưới da và làm cho insulin không được sử dụng một cách thích hợp.

Luân phiên thay đổi vùng tiêm insulin trên cơ thể (phần tiếp theo)

Quan trọng: Nếu tự tiêm thì chỉ nên tiêm vào các chỗ ở phần trước của cơ thể.

Hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ, y tá, hoặc chuyên gia giáo dục sức khỏe về những chỗ nào trên cơ thể bạn có thể dùng để tiêm insulin.
  • Cử động vùng đó mỗi lần tiêm. Chỗ tiêm sau nên cách chỗ tiêm trước 3.8cm.
  • Cố gắng sử dụng một vùng nào đó để tiêm insulin vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày (ví dụ như sử dụng vùng bụng để tiêm insulin trước bữa ăn trưa mỗi ngày). Lưu ý: vùng bụng hấp thụ insulin nhanh nhất, kế đến là cánh tay, đùi và mông.
  • Hãy ghi lại bạn đã tiêm insulin vào những vùng nào trên cơ thể.

Lựa chọn và làm vệ sinh vùng cơ thể dùng để tiêm insulin

Chọn vùng trên cơ thể để tiêm insulin.
Không được tiêm gần các khớp, vùng háng, vùng rốn, ngay giữa bụng hoặc gần các vết sẹo.

Lau vùng chọn để tiêm insulin (vùng da rộng khoảng 5cm) theo chuyển động tròn với một miếng thấm cồn hoặc bông gòn thấm cồn và sau đó để gần đấy.

Tiêm insulin

Sử dụng tay cầm viết, giữ thành ống tiêm (với mũi kim chúc xuống) giống như một cây viết, cẩn thận không đặt ngón tay trên pittong.

  • Tháo nắp đậy kim tiêm ra.
  • Sử dụng tay còn lại, nhẹ nhàng kéo vùng da ở chỗ chọn tiêm đã được lau lên.
  • Thực hiện động tác đâm kim nhanh vào vùng da được kéo lên một góc 90 độ (thẳng đứng). Kim nên được đưa toàn bộ vào trong da.
  • Đẩy pittong cho đến khi toàn bộ lượng insulin được đẩy hết ra khỏi ống tiêm.
  • Nhanh chóng kéo kim ra. Không được thoa hay chà xát vùng tiêm. Bạn có thể hoặc không chảy máu sau khi tiêm. Nếu chảy máu, đạt miếng tẩm cồn và ép nhẹ lên chỗ tiêm. Dùng băng keo cá nhân để che chỗ tiêm lại nếu thấy cần thiết.

Vứt bỏ ống tiêm và kim tiêm

Không đậy nắp kim tiêm. Bỏ toàn bộ ống tiêm và kim tiêm vào trong hộp dùng để chứa các vật dụng sắt nhọn. Khi hộp chứa đầy, đậy nắp lại và bỏ vào thùng rác.

Không được bỏ hộp chứa này vào thùng rác tái chế. Một vài nơi có quy định về việc vứt rác. Hãy kiểm tra các qui định và hướng dẫn về việc vứt rác của cơ quan y tế địa phương.

http://webykhoa.org/

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!