• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tăng huyết áp

  •  

Vì sao uống thuốc đều đặn huyết áp vẫn cao

10/4/2016 2086 Đã xem

Một lần ba em bị nôn ra máu, vào viện thì huyết áp là 230. Bác sĩ nói ba em bị tai biến độ 1. Từ đó ba em ngày nào cũng uống thuốc huyết áp, ăn uống theo chế độ nhưng không hiểu sao huyết áp vẫn rất cao.

 

Huyến áp hiện giờ của ba thường là 150, có hôm lên đến 170. Em rất lo nên mong bác sĩ tư vấn giúp. Năm nay ba em đã 57 tuổi. (Hà, 30 tuổi)

Trả lời:

Huyết áp của ba em vẫn cao sau khi tuân thủ chế độ ăn và điều trị thuốc hằng ngày thì cần cần chú ý các yếu tố sau:

- Chế độ ăn giảm muối: Muối ở đây được hiểu là muối Natri, không chỉ có trong muối, nước mắm mà còn trong mì chính, các món ăn mặn như muối vừng, ruốc, dưa muối, đồ ăn sẵn… Ba em cần hạn chế các thức ăn này.

- Các đồ ăn béo, đồ xào rán: Chúng làm tăng cholesterol gây cứng thành mạch và góp phần gây khó khống chế huyết áp. Cần hạn chế các thức ăn này.

- Luyện tập thể lực: Việc này cũng góp phần làm hạ huyết áp. Ba em nên tập thể dục thường xuyên, tập nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày như đi bộ, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh. Không nên tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ nặng có thể còn gây huyết áp tăng cao.

- Các thuốc đang dùng chưa đủ để khống chế huyết áp. Ba em cần đến bệnh viện khám để các bác sĩ kiểm tra lại huyết áp và chỉnh thuốc, có thể tăng liều hoặc phối hợp thuốc hạ huyết áp loại khác. Có rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp cần đến 2-3 loại thuốc hoặc hơn nữa để khống chế huyết áp.

- Có các bệnh phối hợp chưa được điều trị đúng và đủ. Ba em cần làm thêm các xét nghiệm về mỡ máu, đường máu, chức năng thận… Nếu các bệnh kèm theo này không được điều trị đúng và đủ cũng gây khó khăn cho việc khống chế huyết áp. 

Nếu các biện pháp trên vẫn chưa khống chế được huyết áp, các bác sĩ có thể sẽ tìm thêm nguyên nhân gây tăng huyết áp như hẹp động mạch thận… để can thiệp.

Tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga
Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Tim Hà Nội

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!