Hãy chọn ý đúng nhất.
1. Đặc trưng không thể đề cập đến nghiên cứu trong dịch tễ học mô tả:
a. Con người
b. Không gian
c. Thời gian
d. Căn nguyên
2. Trong 1 cộng đồng gồm 1 triệu người, có 1 nghìn người mắc bệnh cấp tính, trong đó có 300 người chết vì bệnh này trong năm. Tỷ lệ chết/mắc vì bệnh này trong năm là:
a. 3%
3.Mẫu số để đo lường tỷ suất mật độ mới mắc của 1 bệnh xảy ra là:
a. Số những trường hợp quan sát được
b. Số những người bệnh không có triệu chứng
c. Số năm quan sát được
d. Số người mắc trong theo dõi
4. Ở một nghiên cứu cơ bản, điều tra 131 người trong số 1000 người lứa tuổi 60 – 64 đã mắc bệnh mạch vành tim. Chỉ số dùng để đo lường bệnh xảy ra là:
a. Tỷ suất hiện mắc
b. Tỷ lệ mắc bệnh được chuẩn hóa
c. Tỷ lệ chết xác định theo tuổi
d. Tỷ suất mới mắc
5. Một cộng đồng A có 100 nghìn người. Năm 2015 có 1 nghìn người chết do tất cả các nguyên nhân. Có 300 bệnh nhân lao trong đó có 200 nam và 100 nữ. Năm 2016 có 60 người chết trong đó có 50 nam. Tỷ lệ chết do lao là:
a. 20%
6. Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi được đo bằng số trẻ chết:
a. Từ 24h đến 1 năm tuổi trên 1000 trẻ sống
b. Dưới 6 tháng tuổi trên 1000 trẻ sống
c. Dưới 1 năm tuổi trên 1000 trẻ sống
d. Dưới 1 năm tuổi trên 1000 cuộc đẻ
7. Trong 1 cộng đồng bao gồm 100.000 người, có 1000 người mắc 1 bệnh, trong đó 200 người chết vì bệnh đó trong 1 năm. Tỷ lệ chết vì bệnh đó là:
a. 0,2%
8. Tỷ lệ chết/mắc của một bệnh là:
a. Tỷ lệ chết thô/100000 dân
b. Tỷ lệ chết theo nguyên nhân do bệnh đó
c. Tỷ lệ phần trăm chết ở các bệnh nhân
d. Tỷ lệ chết do bệnh đó trong tất cả các trường hợp người chết do mọi nguyên nhân
9. Tỷ suất mới mắc bệnh được định nghĩa là:
a. Số ca hiện có của một bệnh trong 1 thời gian chia cho số dân lúc bắt đầu thời gian này
b. Số ca hiện có của một bệnh trong một thời gian chia cho số dân ở thời điểm giữa thời gian này
c. Số ca mới mắc của một bệnh trong 1 thời gian chia cho số dân có nguy cơ lúc bắt đầu nghiên cứu
d. Số ca mới mắc của một bệnh trong 1 thời gian chia cho số dân ở thời điểm giữa thời gian này
10. Nguy cơ mắc bệnh có thể được đo lường bằng:
a. Tỷ suất mới mắc
b. Tỷ suất mới mắc nhân với thời gian trung bình của bệnh
c. Tỷ suất hiện mắc
d. Tỷ xuất hiện mắc nhân với thời gian trung bình của bệnh
11. Nghiên cứu dịch tễ học mô tả dùng để nhằm mục đích sau trừ:
a. Đánh giá chiều hướng sức khỏe cộng đồng
b. Cở sở cho việc lập kế hoạch và đánh giá các dịch vụ y tế
c. Xác định vấn đề cần nghiên cứu hình thành giả thuyết
d.Xác định yếu tố nguy cơ
12. Nghiên cứu dịch tễ học mô tả nhằm:
a. Xác định mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh
b. Kiểm định giả thuyết
c. Chứng minh giả thuyết
d. Hình thành giả thuyết
13. Điều tra ngang không gắn liền với tỉ lệ nào sau đây:
a. Tỉ suất hiện mắc
b. Tỉ suất mới mắc
c. Tỉ suất hiện mắc điểm
d. Tỉ suất hiện mắc kì
14. Thử nghiệm nào dưới đây không phải Nghiên cứu can thiệp lâm sàng:
a. Thử nghiệm thuốc điều trị trên lâm sàng
b. Thử nghiệm phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa, vật lí trị liệu…
c. Thử nghiệm phương pháp điều trị nói chung
d. Thử nghiệm vaccine phòng bệnh
15. Khống chế sai số trong nghiên cứu can thiệp bằng
a. Cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn
b. Phân bố ngẫu nhiên
c. Kĩ thuật làm mù
d. Kĩ thuật chạy thử
16. Chỉ số từ sổ khám bệnh dùng để
a. Xây dựng kế hoạch
b. Theo dõi phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván
c. Số lần đẻ của người mẹ
d. Đánh giá kết quả của công tác tiêm chủng mở rộng
17. Chỉ số từ sổ tiêm chủng vacxin trẻ em dùng để
a. Theo dõi phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván
b. Góp phần đánh giá kết quả hoạt động của công tác bảo vệ bà mẹ & trẻ em
c. Đánh giá kết quả của công tác tiêm chủng mở rộng
d. Phát hiện nguy cơ về phía mẹ trong thời kỳ mang thai và trong cuộc đẻ
18. Các chỉ số từ sổ khám thai được sử dụng để
a. Tình trạng khi đẻ
b. Số trẻ em có trọng lượng < 2500 gr khi đẻ
c. Phát hiện những nguy cơ về phía thai nhi
d. Nơi đẻ
19. Các chỉ số từ sổ đẻ dùng để
a. Tính số người sẩy thai
b. Góp phần đánh giá công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và dân số kế hoạch hoá gia đình
c. Dự đoán phát triển dân số
d. Xây dựng kế hoạch cho chu kỳ sau
20. Các chỉ số từ sổ theo dõi các biện pháp KHHGĐ sử dụng để
a. Đánh giá chất lượng của cơ sở y tế về mặt dự phòng
b. Đánh giá kết quả hoạt động của chương trình KHHGĐ
c. Đánh giá hoạt động của các chương trình y tế và hoạt động của ngành
d. Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác của trạm
21. Các chỉ số từ sổ theo dõi nguyên nhân tử vong sử dụng để
a. Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ y tế thông qua khâu chẩn đoán và điều trị
b. Dự báo dịch tễ học
c. Dự đoán phát triển dân số
d. Phục vụ cho nghiên cứu khoa học
22. Nhiệm vụ của y tế cộng đồng là:
a. Điều trị người bệnh sốt rét
b. Chẩn đoán một người bệnh ho và sốt
c. Giáo dục sức khoẻ về tiêm chủng
d. Tất cả các câu trên
23. Nhiệm vụ của y tế lâm sàng là:
a. Chẩn đoán viêm ruột thừa
b. Tổ chức tiêm chủng
c. Tiến hành điều tra bệnh thiếu máu ở xã
d. Quản lý bệnh nhân đái tháo đường tại xã
24. Với chức năng quản lý, người cán bộ y tế cộng đồng phải thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
a. Tham gia quản lý phụ nữ có thai và phát hiện thai nghén có nguy cơ
b. Giám sát an toàn trong lao động sản xuất. Phát hiện sớm và tham gia xử lý các nguy cơ ô nhiễm môi trường
c. Trực trạm y tế và đi thăm gia đình theo sự phân công
d. Lượng giá, đánh giá công tác y tế tại cộng đồng
25. Khi triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe với cộng đồng, người cán bộ y tế phải
a. Tuyên truyền
b. Giáo dục
c. Tư vấn
d. Cả 3 câu trên
26. Khi thiết lập các hoạt động điều tra sức khỏe cộng đồng, người cán bộ y tế phải xem xét, tính toán về
a. Nhân lực
b. Vật lực
c. Tài lực
d. Cả 3 câu trên
27. Yếu tố môi trường thiên nhiên ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng là
a. Nông nghiệp
b. Tình trạng vệ sinh
c. Gia đình trị liệu
d. Lịch sử
28. Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng là
a. Việc làm và thu nhập
b. Địa dư cư trú
c. Trình độ giáo dục học vấn
d. Nền y học dự phòng
29. Yếu tố y tế ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng là
a. Khí hậu thời tiết
b. Giao thông
c. An ninh, pháp luật
d. Trình độ kỹ thuật y học
30. 4 tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khoẻ (1) Các chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã vượt quá mức bình thường (2) cộng đồng đã biết tên vấn đề ấy và đã có phản ứng rõ ràng (3) Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành (4)......
a. Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết
b. Đã có kỹ thuật giải quyết
c. Kinh phí chấp nhận được
d. Ngoài số cán bộ y tế, trong cộng đồng đã có một nhóm người khá thông thạo về vấn đề đó
31. Mục đích của chẩn đoán sức khỏe cộng đồng là
a. Chọn kỹ thuật chăm sóc
b. Chọn giải pháp giải quyết
c. Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho gia đình và cộng đồng
d. Lập kế hoạch chăm sóc cho cá nhân người bệnh
32. Quản lý sức khoẻ tại cộng đồng là xác định những vấn đề y tế cộng đồng, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên,................................... và đưa ra các giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề đó
a. Xây dựng những kế hoạch
b. Xây dựng kế hoạch ưu tiên
c. Xây dựng kế hoạch chăm sóc cho cộng đồng
d. Xây dựng những kế hoạch có thể thực hiện được
33. Trong chức năng quản lý sức khoẻ tại trạm y tế, chu trình quản lý lớn gồm 5 khâu được thực hiện:
a. Hàng tháng
b. Hàng quý
c. Mỗi 6 tháng
d. Hàng năm
34. Hai cách thu thập các nguồn thông tin chính trong quản lý sức khoẻ tại trạm là:
1. Thông tin từ sổ sách báo cáo
2..................................................
a. Từ chính quyền xã, huyện và các ngành liên quan
b. Dùng bảng kiểm để quan sát một sự vật, một địa điểm
c. Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hoặc bệnh tiềm tàng
d. Thông tin từ các cuộc điều tra phỏng vấn.
35. Đánh giá tình hình sử dụng trạm y tế dựa trên khả năng đáp ứng của một trạm y tế đối với cộng đồng, Tổ chức y tế thế giới xác định ở nông thôn, khoảng cách mà người dân có thể chấp nhận vượt qua để tới trạm là:
a. Từ 1-3 km đi bộ và 5-12 km đi xe đạp
b. Từ 2-4 km đi bộ và 4-10 km đi xe đạp
c. Từ 3- 5 km đi bộ và 4- 10 km đi xe đạp
d. Từ 1-3 km đi bộ và 4- 10 km đi xe đạp
36. Đánh giá tình hình sử dụng trạm y tế dựa trên khả năng đáp ứng của một trạm y tế đối với cộng đồng, Tổ chức y tế thế giới xác định ở thành thị dân số phải:
a. ≤ 5000
b. ≤ 10000
c. ≤ 7000
d. ≤ 15000
37. Chu trình quản lý nhỏ gồm 2 khâu được thực hiện:
a. Hàng năm
b. Hàng 6 tháng
c. Hàng quý
d. Hàng tháng
38. Vấn đề sức khỏe được hiểu là:
a. tỉ lệ mắc hay chết của bệnh nào đó còn cao ở cộng đồng.
b. công việc y tế còn tồn tại ở cộng đồng.
c. sự tồn tại trong công tác y tế, cần được giải quyết sớm trong một cộng đồng và cộng đồng có khả năng giải quyết được tồn tại đó.
d. a,b đúng
39. Trong việc xác định vấn đề sức khỏe dựa trên gánh nặng bệnh tật với 4 tiêu chuẩn. Khi 1 vấn đề đạt bao nhiêu điểm thì kết luận là có vấn đề sức khỏe ấy trong cộng đồng
a. 8- 12 điểm
b. 9-12 điểm
c. 7-12 điểm
c. 10-12 điểm
40. Xác định vấn đề sức khỏe:
a. là quan trọng, tương đương với việc xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
b. là quan trọng, nhưng việc xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên là quan trọng hơn
c. là quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả việc xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên.
d. xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên mới thực sự quan trọng trong việc xác định việc gì cần làm tại một thời điểm.
41. Xét giải quyết ưu tiên từ vấn đề sức khỏe gồm 6 tiêu chuẩn khi có điểm cộng dồn từ:
a. 13 - 18 điểm
b.14 - 18 điểm
c.15 - 18 điểm
d.16 - 18 điểm
42. Cách xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên có cơ sở khoa học, được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học có giá trị là:
a. Xác định bằng kỹ thuật Delphi
b. Xác định dựa trên gánh nặng bệnh tật
c. Dựa trên hệ thông phân loại ưu tiên cơ bản (BPRS)
d. a và b đúng
43. Tại xã Phong Nẫm, ông Trưởng Trạm Y tế xác định được 20 công tác y tế. Song chỉ quyết định đưa 15 công tác y tế vào bảng chấm điểm để lựa chọn VĐSK. 5 công tác y tế còn lại, theo ý kiến ông, thì không đáng quan tâm nên bỏ qua. Theo anh (chị) việc làm trên của Trưởng Trạm Y tế Phong Nẫm:
a. Phù hợp vì trưởng trạm y tế nắm chắc và sâu sát các vấn đề y tế tại địa phương.
b. Hợp lý vì đưa quá nhiều vấn đề y tế vào phân tích không đủ giấy bút để trình bày.
c. Không phù hợp. Phải đưa cả 20 vấn đề y tế để xem xét
d. a và b đúng.
44. Trưởng Trạm Y tế xã M xác định các công việc y tế sau: Phòng chống sốt rét, phòng chống tiêu chảy trẻ em dưới 5 tuổi, tiêm chủng, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, kế hoạch hoá gia đình.
Anh (chị) cho biêt công việc y tế nào có phạm vi quá rộng?
a. Tiêm chủng
b. Kế hoạch hóa gia đình
c. Phòng chống sốt rét
d. Cả a và b đều đúng
45. Một quy trình phân tích vấn đề có hệ thống được thực hiện bởi sự hợp tác chặt chẽ:
a. giữa các nhà nghiên cứu, cán bộ y tế.
b. giữa các cán bộ y tế, các nhà quản lý và đại diện của cộng đồng.
c. giữa các nhà nghiên cứu, cán bộ y tế, các nhà quản lý và đại diện của cộng đồng
d. giữa các nhà nghiên cứu, cán bộ y tế, và đại diện của cộng đồng
46. Một buổi “Nói chuyện sức khỏe” thường được tổ chức với số lượng người tham dự hợp lý nhất là:
a. 8-10 người
b. 11-20 người
c. 21- 40 người
d. 50-60 người
47. Mục tiêu của “ Nói chuyện sức khỏe” nhằm giúp đối tượng:
a. Thay đổi kiến thức
b. Thay đổi thái độ.
c. Thay đổi hành vi.
d. Cả a và b đều đúng.
48. Mục tiêu của “ Thảo luận nhóm” nhằm giúp đối tượng:
a. Thay đổi kiến thức, thái độ
b. Thay đổi thái độ.
c. Thay đổi hành vi.
d. Cả b và c đều đúng.
49. Một buổi “Thảo luận nhóm” thường được tổ chức với số lượng người tham dự hợp lý nhất là:
a. 8-10 người
b. 11-20 người
c. 21- 30 người
d. 5-7 người
50. Mục tiêu của “ Tư vấn sức khỏe” nhằm giúp đối tượng:
a. Thay đổi kiến thức, thái độ
b. Thay đổi thái độ, hành vi.
c. Thay đổi hành vi.
d. Phụ thuộc vào vấn đề của người cần tư vấn.
51. Theo dõi hoạt động chương trình y tế:
a. là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý.
b. là một hoạt động định kỳ của chu trình quản lý.
c. là một hoạt động thường xuyên và định kỳ của chu trình quản lý.
d. Tùy vào mục tiêu quản lý, có thể là một hoạt động thường xuyên hoặc định kỳ của chu trình quản lý
52. Đánh giá hoạt động chương trình y tế:
a. là một hoạt động thường xuyên của chu trình quản lý.
b. là một hoạt động định kỳ của chu trình quản lý.
c. là một hoạt động thường xuyên và định kỳ của chu trình quản lý.
d. Tùy vào mục tiêu quản lý, có thể là một hoạt động thường xuyên hoặc định kỳ của chu trình quản lý.
53. Mục đích của Theo dõi hoạt động chương trình y tế:
a. nhằm thu thập và phân tích các thông tin, tính toán các chỉ số để đối chiếu xem các chương trình/hoạt động có đạt được mục tiêu hay không.
b. nhằm phân tích quá trình thực hiện kế hoạch để tìm ra những nguyên nhân của thành công hoặc thất bại.
c. nhằm đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp khắc phục nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
d. nhằm liên tục cung cấp các thông tin phản hồi về tiến độ và khiếm khuyết trong quá trình thực hiện một chương trình y tế.
54. Mục đích của đánh hoạt động chương trình y tế:
a. nhằm thu thập và phân tích các thông tin, tính toán các chỉ số để đối chiếu xem các chương trình/hoạt động có đạt được mục tiêu hay không.
b. nhằm theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch để điều chỉnh kế hoạch.
c. nhằm phản ánh quá trình của các hoạt động/ chương trình y tế và đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp khắc phục nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
d. nhằm liên tục cung cấp các thông tin phản hồi về tiến độ và khiếm khuyết trong quá trình thực hiện một chương trình y tế.
55. Đánh giá tiến độ thực hiện:
a. Là việc thu thập các số liệu cần thiết để xây dựng mục tiêu của kế hoạch/ chương trình y tế
b. Là đánh giá được tiến hành trong quá trình thực hiện hoạt động/ chương trình y tế nhằm xem xét việc triển khai kế hoạch có đúng mục tiêu không.
c. Là đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động/ chương trình y tế, thường được dùng để so sánh với mục tiêu ban đầu đã được đề ra
d. Là một hoạt động theo dõi thường xuyên của chu trình quản lý nhằm liên tục cung cấp các thông tin phản hồi về tiến độ trong quá trình thực hiện một chương trình y tế.
56. Đánh giá đối chiếu với mục tiêu:
a. Để phân tích so sánh các thông tin/chỉ số trước khi thực hiện và sau khi thực hiện chương trình can thiệp
b. Để phân tích so sánh trước-sau được tiến hành ở hai hoặc nhiều cơ sở cùng thực hiện chương trình như nhau.
c. Để phân tích so sánh trước-sau được tiến hành giữa cơ sở có thực hiện và cơ sở không thực hiện chương trình trong cùng một thời gian.
d. Để đối chiếu kết quả thu được khi kết thúc chương trình với mục tiêu đề ra trong bản kế hoạch.
57. Chỉ số triển khai trong theo dõi, đánh giá chương trình y tế:
a. thường được dùng trong theo dõi.
b. được dùng để đo lường đầu vào, quá trình và đầu ra.
c. thường được biểu thị bằng một con số.
d. Cả a,b,c đều đúng.
58. Chỉ số thực hiện trong theo dõi, đánh giá chương trình y tế:
a. thường được dùng trong theo dõi.
b. được dùng để đo lường đầu vào, quá trình và đầu ra.
c. thường được biểu thị bằng một con số.
d. được dùng để đo lường kết quả và tác động
59. Chỉ số về kiến thức thái độ và thực hành đối với KHHGĐ là:
a. Chỉ số đầu vào
b. Chỉ số đầu ra.
c. Chỉ số tác động
d. Chỉ số hiệu quả
60. Tổng số người/cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp KHHGĐ là:
a. Chỉ số đầu vào
b. Chỉ số đầu ra.
c. Chỉ số tác động
d. Chỉ số hiệu quả