• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Sinh trắc Vân tay

  •  

Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên - Căn bệnh thời đại của trẻ em thành phố

8/30/2019 1834 Đã xem

Khi công nghệ lấn át thiên nhiên

Ngày nay tại các thành phố lớn, đâu đâu chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp một em nhỏ đang say mê với chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Một phần không nhỏ trong số đó phải đeo kính cận từ rất sớm, và không ít các em ở tình trạng thừa cân.

Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên - Căn bệnh thời đại của trẻ em thành phố - Ảnh 1.

 

Rụt rè trước đám đông, thậm chí sợ sệt những loài côn trùng nhỏ bé cũng là một biểu hiện thường gặp ở trẻ em thành phố. Chị Phương Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Con gái tôi đã 7 tuổi rồi mà vô cùng nhút nhát, gặp người lạ là cháu trốn sau lưng bố mẹ không dám nói chuyện. Có con gián hay chuồn chuồn bay vào nhà cháu cũng sợ, bảo mẹ đuổi đi. Trong khi trẻ con ở quê lại rất thích bắt chuồn chuồn, đom đóm về chơi, chẳng sợ sệt gì!”

Chìm đắm vào thế giới công nghệ và xa rời thế giới tự nhiên đã trở thành “căn bệnh thời đại” không chỉ tại Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới. Báo cáo của Tổ chức Gia đình Kaiser cho thấy: trẻ em Mỹ từ 8 - 18 tuổi sử dụng hơn 53 giờ/tuần cho các phương tiện giải trí. Theo tờ The Guardian, 43% các bậc cha mẹ tại Anh cho rằng trẻ không nên chơi bên ngoài và cần có sự giám sát cho đến khi 14 tuổi, dẫn tới thực tế là 64% trẻ em được chơi bên ngoài ít hơn 1 lần/tuần.

Phóng viên Mỹ Ricard Louv là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên” (Nature Deficit Disorder). Trong cuốn sách “Đứa trẻ cuối cùng trong tự nhiên”, ông đã phân tích những rối loạn về thể chất và tinh thần ở trẻ em khi sống ở những nơi quá cách biệt với thế giới tự nhiên.

Sau đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh: khi thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt trong vận động và ngôn ngữ, gia tăng nguy cơ béo phì. Bởi vậy, trẻ sẽ trở nên tự ti, trầm uất, ngại giao tiếp và khó thích nghi với cuộc sống. Khi trưởng thành, trẻ sẽ thiếu trách nhiệm cộng đồng và không có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

Hãy cho con những “viên thuốc màu xanh”

Nhà nghiên cứu Frances Ming Kuo nhận định: “Không gian xanh là thành phần thiết yếu của môi trường sống lành mạnh cho con người. Chúng ta cần bổ sung loại “vitamin Màu Xanh” (vitamin G - Green) này nhiều hơn nữa để cải thiện sức khoẻ, tinh thần và chức năng xã hội”.

Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên - Căn bệnh thời đại của trẻ em thành phố - Ảnh 2.

 

Khi được cung cấp đủ ‘vitamin Màu Xanh”, trẻ sẽ có nhiều thay đổi tích cực về thể chất và tâm lý:

Trẻ tự tin hơn trong mọi môi trường: Cách trẻ chơi đùa trong tự nhiên ít gò bó hơn nhiều so với chơi trong nhà. Trẻ có vô vàn cách để tương tác với môi trường ngoài trời, từ chạy nhảy ở sân sau, đi dạo trong công viên đến câu cá ven hồ, qua đó trẻ sẽ học được sự tự tin khi kiểm soát hành động của chính mình.

Thúc đẩy trí tưởng tượng và sáng tạo: Trẻ có thể tha hồ phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, ví dụ như vẽ tranh ông mặt trời tươi cười khi nắng ấm và đang khóc khi trời mưa.

Có tinh thần trách nhiệm: Khác với những vật vô tri như iphone, ipad, các vật thể sống cần được chăm sóc, bảo vệ để tồn tại và phát triển. Trẻ sẽ học được điều này một cách tự nhiên khi nhận ra cây hoa bị héo rũ vì mình quên tưới nước.

Phát triển các giác quan: Thiên nhiên phong phú sẽ kích hoạt mọi giác quan của trẻ. Khi vui đùa dưới 1 cây táo, trẻ có thể đồng thời nhìn thấy màu đỏ của quả chín, nghe thấy tiếng lá cây xào xạc, ngửi thấy mùi thơm của hoa, chạm vào lớp vỏ căng bóng khi hái và cảm nhận vị ngọt khi thưởng thức.

Được vận động nhiều hơn: Chơi đùa ngoài trời sẽ thúc đẩy bé vận động, trở nên dẻo dai và cứng cáp hơn. Khả năng tập trung cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt ở những trẻ mắc hội chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). Khi té ngã, trẻ sẽ rút được bài học kinh nghiệm để bảo vệ bản thân trong những lần sau.

Thúc đẩy khả năng tư duy: Các hiện tượng tự nhiên sẽ không ngừng khiến trẻ đặt câu hỏi về cuộc sống, như: vì sao trời lúc nắng lúc mưa, vì sao mùa hè nóng còn mùa đông thì lạnh, vì sao ve sầu lại lột xác… Tất cả sẽ khiến bé trau dồi khả năng tư duy logic và khoa học.

Giúp trẻ thư giãn: Trong môi trường tự nhiên, chúng ta được tự do thưởng thức phong cảnh và có được sự cân bằng, thư giãn. Điều này đồng thời giúp trẻ vun đắp tư duy thẩm mỹ, lòng nhân ái và tình yêu với thiên nhiên, môi trường.

Do đó, cha mẹ hãy luôn khuyến khích và giúp con kết nối với thiên nhiên. Nếu không có điều kiện đi chơi xa, mẹ vẫn có thể đưa thiên nhiên gần lại với bé ngay trong chính ngôi nhà của mình. Thiên nhiên luôn hiện diện trong những câu chuyện cổ tích, những ca khúc thiếu nhi dễ hát dễ thuộc mà mẹ dạy bé thuở lên ba; trong vườn nhà khi mẹ cùng bé tìm hiểu tên của từng loài hoa; trong bữa cơm gia đình ấm cúng khi mẹ hướng dẫn bé nhặt rau, cắt tỉa hoa quả…

Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên - Căn bệnh thời đại của trẻ em thành phố - Ảnh 3.

Mẹ cũng có thể dạy bé trân trọng tự nhiên từ những việc nhỏ nhất như rửa bát bằng sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên, tiết kiệm giấy, thu gom phế liệu… Khi đồng hành cùng con, mẹ sẽ nhận ra bé ngày càng khỏe mạnh và hạnh phúc qua những bài học giản dị mà ý nghĩa về thiên nhiên như thế!

 

Nguyen Van Nam

 THEO TRÍ THỨC TR

 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!