• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Bệnh Đột quỵ

  •  

Giảm nguy cơ đột quỵ bằng 7 cách rất hiệu quả

11/4/2016 2232 Đã xem

Đột quỵ là căn bệnh rất đáng sợ vì có thể xảy ra với bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, nhưng không có nghĩa là không thể ngăn chặn. Trên thực tế, 80% cơn đột quỵ có thể được ngăn chặn.

Dưới đây là những cách đơn giản mà hiệu quả để có một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 80%) dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não và nhất là đột quỵ. 

Biến chứng của cao huyết áp rất đa dạng, nhẹ thì làm cho người bệnh hoa mắt, chóng mặt, khó thở… nặng thì có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí có thể tử vong với các biến chứng ở tim, não, mắt, thận và mạch máu. Bởi vậy, hãy kiểm soát huyết áp của bạn một cách thường xuyên với dụng cụ đo huyết áp tại nhà.

2. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim hay còn gọi rung nhĩ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ đột quỵ lên tới 500%. Hãy đi khám nếu bạn thấy bất cứ điều gì bất thường về tim của bạn hoặc nếu bạn cảm thấy khó chịu xung quanh ngực để được điều trị và ngăn chặn những cơn đột quỵ.

3. Ngừng hút thuốc và uống rượu

Cả hai thứ này đều có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp hai lần. Nếu không phải là người hút thuốc, bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc lá bởi vì nghiên cứu từ ĐH Auckland cho thấy hút thuốc thụ động có nguy cơ đột quỵ cao gấp 82%.

4. Tránh căng thẳng

Một nguyên nhân nữa của đột quỵ là căng thẳng và trầm cảm. Nếu bắt đầu cảm thấy lo lắng và căng thẳng, bạn phải ngay lập tức tìm cách giải tỏa như nghe nhạc, đi bộ, hoặc làm những việc có thể khiến cho tâm trí của bạn trở nên thoải mái.

5. Kiểm tra nồng độ cholesterol

Hiện nay, cholesterol cao trở thành kẻ giết người thầm lặng. Nồng độ cholesterol càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ càng lớn. 

Việc kiểm tra nồng độ cholesterol cũng rất cần thiết, bởi chúng có thể bịt kín các động mạch của bạn gây tắc nghẽn mạch máu. Bạn cần phải đi kiểm tra nếu nếu mức độ cholesterol của bạn ở mức hơn 200mg/DL.

6. Bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu, người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ rất cao. Vì vậy, hãy điều trị sớm căn bệnh này để tránh nguy cơ đột quỵ. Nên nhớ rằng, tiểu đường là bệnh căn bệnh phải điều trị trong thời gian dài. Ngoài sử dụng thuốc, nên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Vì vậy, kiểm soát lượng đường trong máu dưới sự trợ giúp của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.

7. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên

Tiêu thụ quá nhiều thức ăn béo và việc tích tụ chất béo ở những nơi như vùng bụng cũng có thể gây ra những cơn đột quỵ. Bởi vậy, bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống ít chất béo chuyển hóa, natri và tăng cường rau xanh, củ, trái cây. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn khỏe mạnh, giữ cơ thể cân đối và ngăn ngừa đột quỵ.

Suckhoetraitim.com - Theo Thongtinbenh

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!