• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Bệnh tim mạch

  •  

THIẾU MÁU CƠ TIM VÀ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

3/1/2018 2284 Đã xem

Thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho việc cung cấp máu nuôi tim bị gián đoạn, khi tim bị thiếu đi lượng oxy nhất định sẽ làm cho một phần cơ tim bị hoại tử, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim.  

Thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim (còn gọi là thiếu máu cơ tim cục bộ) là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ động mạch vành – động mạch bao quanh tim và có nhiệm vụ cung cấp máu – oxy đến nuôi dưỡng tim. Khi thiếu máu cơ tim xảy ra sẽ gây nên những cơn đau thắt ngực, hoặc trong một số trường hợp thiếu máu cơ tim xảy ra trong thầm lặng (không có biểu hiện của đau thắt ngực).

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu cơ tim

Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch) là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu cơ tim. Chính vì sự tích tụ các chất béo, cholesterol dư thừa đã tạo ra các mảng xơ vữa làm chít hẹp mạch vành, làm cản trở sự lưu thông của máu đến tim. Theo thời gian, mảng bám lớn dần lên, nó có thể bị xơ cứng, thậm chí là tắc nghẽn hoặc nứt vỡ, hình thành cục máu đông gây bít tắc dòng máu đến nuôi tim. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải thiếu máu cơ tim là người bị rối loạn mỡ máu, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá…

Không chỉ nguyên nhân từ mảng xơ vữa, nếu động mạch vành bị co thắt, cũng gây nên tình trạng thiếu máu cơ tim mặc dù nó không có mảng xơ vữa, chít hẹp. Hút thuốc lá, stress là lý do chính gây ra tình trạng này và làm cho dòng máu chảy về tim tạm thời bị gián đoạn. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện từ trước khi đứa trẻ ra đời với các dị tật bẩm sinh như bất thường động mạch vành; rò động mạch vành; phì đại cơ tim; hẹp, hở van động mạch chủ… còn gọi là thiếu máu cơ tim bẩm sinh.

 

Động mạch vành bị tắc nghẽn gây thiếu máu cơ tim Động mạch vành bị tắc nghẽn gây thiếu máu cơ tim

Triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp?

Triệu chứng thiếu máu cơ tim ở mỗi người một khác nhau. Tùy theo thể trạng sức khỏe, sức chịu đựng cơn đau, tình trạng mạch vành bị tắc nghẽn mà mỗi người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Với hầu hết các trường hợp, cơn đau xuất hiện đột ngột ở ngực trái, hoặc phần giữa ngực rồi lan dần lên phía trên phần quai hàm, xuống cánh tay và bàn tay trái. Ngoài cơn đau còn có các biểu hiện đi kèm như: mệt mỏi, khó thở, đổ mồ hôi bất thường, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn mửa cũng có thể gặp ngay trước khi thiếu máu cơ tim xảy ra.

- Thiếu máu cơ tim thầm lặng, còn gọi là thiếu máu cơ tim không triệu chứng. Người bệnh không bị đau ngực và các dấu hiệu cảnh báo khác, nếu có cũng rất mơ hồ như: tự nhiên cảm thấy không khỏe trong vài giờ hoặc mệt mỏi hơn thường ngày. Trường hợp này rất hay gặp những người bệnh bị tiểu đường lâu năm đã mất cảm giác đau sau khi tổn thương hệ thần kinh, người có ngưỡng chịu đau cao…

Thiếu máu cơ tim có triệu chứng: Thời gian đầu, cơn đau thắt ngực, khó chịu, mệt mỏi chỉ xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức, xúc động mạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột lạnh làm co mạch... Qua thời gian, mạch vành bị tổn thương nghiêm trọng, lưu lượng máu đến tim nghèo nàn hơn, lúc đó cơn đau ngực có thể xuất hiện kể cả khi bạn nghỉ ngơi, kèm theo khó thở, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

+ Thiếu máu cơ tim mạn tính: người bệnh có cơn đau thắt ngực ổn định, bệnh liên quan đến sự tiến triển dày lên của mảng xơ vữa nhưng chưa bị nứt vỡ sau nhiều năm.

+ Thiếu máu cơ tim cấp tính: xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ, hình thành cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch vành gây thiếu máu cơ tim đột ngột và làm hoại tử tế bào cơ tim. Tình trạng này còn được gọi là cơn nhồi máu cơ tim cấp, nếu không được điều trị sớm, nguy cơ tử vong là rất cao.

Khi nào nên tìm gặp bác sĩ:

- Vị trí đau: đau ngực trái, đau có thể lan ra cánh tay hoặc bàn tay trái, thậm chí đau lan ra phía sau lưng.

- Tính chất cơn đau: đau xuất hiện khi gắng sức như làm việc nặng, leo cầu thang... hoặc khi xúc động mạnh. Ngoài ra cơn đau còn xuất hiện khi bạn ngủ, nghỉ ngơi, cơn đau tự phát sau khi làm việc nhẹ nhàng.

- Chu kì: không cố định.

- Thời gian: Nếu đau kéo dài trên 5 phút và lan ra ngực phải nên chú ý vì rất có thể đó là cơn đau do nhồi máu cơ tim. 

Biến chứng của thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim có thể gây ra một số biến chứng như:

- Nhồi máu cơ tim: đây là tình trạng đe dọa tính mạng cần được cấp cứu khẩn cấp

- Rối loạn nhịp tim: do tim không nhận đủ oxy nên giảm khả năng đáp ứng với các xung điện trong tim gây ra nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm. Cần đề phòng những rối loạn nhịp đe dọa tính mạng như rung thất, rung nhĩ, nhịp nhanh thất, cuồng thất…

- Suy tim: do tim không nhận đủ máu để duy trì hoạt động hiệu quả, làm giảm khả năng bơm/hút máu.

Chẩn đoán thiếu máu cơ tim bằng cách nào?

Tại các bệnh viện sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra chẩn đoán như sau: điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp động mạch vành, xét nghiệm máu đo nồng độ các chỉ số cholesterol, triglycerid, LDL – cholesterol… trong máu, phát hiện sớm nhồi máu cơ tim cấp.

Phòng ngừa và điều trị thiếu máu cơ tim như thế nào?

Cũng như các bệnh lý về tim mạch khác, thay đổi lối sống và thuốc điều trị đáp ứng với hầu hết các trường hợp thiếu máu cơ tim nhẹ. Can thiệp ngoại khoa được áp dụng khi điều trị nội khoa (dùng thuốc) không còn tác dụng, hoặc trong những tình huống cấp cứu.

Thuốc điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Các bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân ở ba nhóm thuốc chính:  Nhóm nitrat giúp làm giãn mạch để tăng lưu lượng máu tới tim; thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp và nhịp tim, giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim; thuốc chẹn kênh canxi có cả hai tác dụng trên. Một số thuốc khác cũng có thể giảm thiểu nguy có nhồi máu cơ tim trong trường hợp này như các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, hay thuốc hạ cholesterol để giảm hình thành mảng xơ vữa.

Hiện nay, các chuyên gia tim mạch thường khuyên người bệnh sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp tăng cường sức khỏe cơ tim, phòng ngừa điều trị bệnh mạch vành. Đáng chú ý là những sản phẩm có chứa các thảo dược như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm,... giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa, từ đó cải thiện tuần hoàn mạch vành, làm giảm triệu chứng đau thắt ngực, phòng ngừa biến chứng của thiếu máu cơ tim như nhồi máu cơ tim, suy tim. Với giải pháp kết hợp này, rất nhiều người bệnh đã cải thiện sức khỏe đáng kể, tránh được nguy cơ phải phẫu thuật đặt stent.

 

Các phương pháp can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật

- Cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung trong các trường hợp có biến chứng rối loạn nhịp tim.

- Nong động mạch vành, đặt stent động mạch khi bị tắc hẹp trên 75% hoặc điều trị đáp ứng kém với thuốc.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Khi động mạch bị tổn thương nghiêm trọng, ít đáp ứng với phương pháp nong mạch hay đặt stent.

- Ghép tim: Là biện pháp cuối cùng khi tim bị tổn thương toàn diện, không khó khả năng hồi phục.

Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cơ tim

Thay đổi lối sống không phải là phương pháp chữa trị ngắn hạn mà nó có tác dụng lâu dài. Bạn nên hỏi bác sĩ điều trị để được tư vấn về vấn đề này. Vì từng bệnh nhân sẽ có các lời khuyên khác nhau.

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ rất tốt cho sức khỏe, tăng lưu lượng máu đến tim. Tuy nhiên điều này không phải đúng cho tất cả các trường hợp. Nếu bạn xuất hiện cơn đau ngay cả khi nghỉ ngơi, thì một chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối sẽ là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.

- Trong hầu hết các trường hợp thiếu máu cơ tim, các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân thực hiện chế độ ăn.  Nên ăn các loại thực phẩm sạch, tăng cường chất xơ, rau xanh, củ quả... Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả để bổ sung các loại vitamin tăng cường sức khỏe. Trừ trường hợp đã có suy tim nặng sẽ cần hạn chế lượng nước uống vào trong ngày. Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích...Tránh ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo... vì tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, chuyển hóa.

- Duy trì chế độ sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, giảm stress... giúp ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch.

Ds. Thanh Lan

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!