• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tăng huyết áp

  •  

Đừng bật dậy khi vừa thức giấc?

8/11/2016 1953 Đã xem

Thống kê của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu cho thấy phần lớn trường hợp tai biến mạch máu não xảy ra vào lúc sáng sớm, trong khoảng 5-7 giờ sáng, khi nạn nhân vừa thức dậy. Bên mình tuy chưa ai làm thống kê nhưng chắc cũng thế mà thôi, hay nếu có khác thì chắc khác ở chỗ nhiều nạn nhân hơn. Nếu tưởng là gặp giờ hung giờ kiết gì đó thì lầm. Lý do chỉ vì trong bối cảnh của cuộc sống căng thẳng hiện nay nhiều người hối hả như tiếc từng giây, vội vàng đến độ vừa mở mắt thì bật dậy như lò xo, cứ như trễ một chút thì mất cả ngày!

Vì ảnh hưởng của chiếc đồng hồ bên trong cơ thể mang tên “nhịp sinh học” mà tất cả tiến trình, dù là thần kinh, nội tiết, hay biến dưỡng… không bao giờ vận hành theo kiểu giờ nào cũng thế. Trái lại, cường độ cũng như tần suất hoạt động của mỗi chức năng đều biến động trong ngày với những thời điểm rõ ràng với khả năng cực đại hay cực tiểu. Cũng chính vì thế huyết áp tuy không thay đổi quá nhiều ở người chưa bệnh nhưng mặt khác cũng không có trị số cố định. Cũng chính vì thế mà với người đã có vấn đề với huyết áp chuyện nhỏ dễ xé ra to vào thời điểm nhạy cảm. Khoảnh khắc vừa ngủ dậy là một thí dụ điển hình.

Hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể con người bao gồm hai thành phần đối kháng lúc nào cũng tương tranh để tìm thế cân bằng cho mọi tiến trình trong cơ thể. Nếu trong đêm là thời điểm chiếm ưu thế của hệ thần kinh phó giao cảm thì khi thức dậy là lúc bàn giao công việc cho hệ trực giao cảm. Huyết áp vì thế có thể bất ngờ đột biến trong chiều hướng tăng nhanh dưới ảnh hưởng hung hăng của hệ trực giao cảm. Ngược lại, mạch máu nhiều nơi có khuynh hướng co thắt do dư âm vớt vát của hệ phó giao cảm. Hậu quả là tai biến mạch máu não dễ xãy ra vì tim nong một đằng, mạch co một nẻo. Người bị bệnh huyết áp cao, đối tượng đã được phát hiện thiếu máu cơ tim, người trăn trở suốt đêm, kẻ gặp ngày hôm trước quá căng thẳng… nên tập thói quen đừng ngồi bật dậy khi vừa mở mắt. Trái lại, nên “nướng” thêm ít phút để thần kinh giao cảm có đủ thời gian đi vào hoạt đông ổn định.

Khéo hơn nữa, theo lời khuyên của chuyên gia ngành tim mạch, nếu nhân cơ hội đó bỏ ra 5-10 phút để “thiền định” bằng cách tắt máy lo nghỉ mà chỉ tập trung vào động tác hô hấp theo kiểu hít vào thật nhanh bằng mũi, nhưng thở ra bằng miệng thật chậm. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh qua tiêu chí thực nghiệm hẳn hòi là huyết áp giảm 10-20mm dễ dàng sau 8 phút thư giãn. Bao nhiêu đó nhiều khi đã đủ để dự phòng tai biến mạch máu não. Phải nói thêm cho rõ, không có tác dụng nếu thiền không đến 8 phút. Thà không làm thì thôi, đừng tiếc chi ít phút.

Cũng theo phát hiện của chuyên gia về bệnh tim, thói quen uống ngay ly nước lớn, nếu được nước khoáng loại có nhiều bicarbonate và kalium càng tốt, ngay sau khi vừa ngồi dậy giúp tăng độ loãng của máu và đồng thời pha loãng độc chất tích lũy trong cơ thể sau đêm dài lắm mộng. Tim tất nhiên không mệt, mạch máu đương nhiên không quá căng nếu dòng máu đừng quá đậm đặc.

Đừng quên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não vẫn trước sau là lý do khiến bệnh tim mạch đứng đầu trên bảng tử vong. Đáng nói là phia sau hai căn bệnh đó hầu như bao giờ cũng có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh huyết áp cao. Nếu có cách nào để huyết áp tuy thay đổi theo nhịp sinh học nhưng đừng thái quá thì đó là một trong các biện pháp đơn giản để phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng. Nên nhớ là chỉ trong khu vực thành phố HCM đang có không dưới 50.000 người phải sống kiếp phế nhân trên xe lăn vì bại liệt do tai biến mạch máu não. Họ có thể đã không phải chấp nhận định mệnh bi đát đến thể nếu có cách nào giảm được huyết áp ngay lúc căng thẳng. Già néo bao giờ cũng đứt dây. Có gì nghịch lý lắm không nếu mỗi sáng mất thêm ít phút trong khi ngày dài có đến 1440 phút.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!