• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Đột quỵ

  •  

Là một người chăm sóc, tôi cần phải tự chăm lo cho bản thân như thế nào?

8/13/2016 1973 Đã xem

Là một người chăm sóc, quý vị có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe và cảm xúc. Đó là vì người chăm sóc dường như ít quan tâm tới sức khỏe của bản thân hơn, bằng cách ăn thực phẩm bổ dưỡng, vận động thể chất và điều trị các vấn đề về thể lực và cảm xúc. Dường như trách nhiệm hàng đầu của quý vị là dành cho người thân, nhưng thật sự trách nhiệm đó phải là đối với chính bản thân quý vị. Hãy học cách tổ chức các công việc của một người chăm sóc và tìm thời gian để chăm lo cho sức khỏe của chính mình. Điều đó sẽ giúp quý vị làm tốt hơn công việc chăm sóc người thân.

Lời khuyên Thành công dành cho Người chăm sóc

Hiệp hội Người Chăm sóc Tại nhà Quốc gia đưa ra 10 lời khuyên dành cho người chăm sóc tại nhà.

1.  Lựa chọn chịu trách nhiệm về cuộc đời bạn, và không để bệnh trạng hay tàn phế của người thân yêu mà bạn chăm sóc luôn chiếm vị trí trung tâm.

2.  Nên nhớ rằng phải tự đối xử tử tế với bản thân. Thương yêu, vinh danh và quí trọng bản thân. Quý vị đang làm một công việc nặng nhọc và quý vị xứng đáng có được đôi chút thời gian quý báu dành cho chính mình.

3.  Hãy quan sát các dấu hiệu trầm cảm và đừng chậm trễ trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết.

4.  Khi người ta đưa tay ra trợ giúp, chấp thuận sự hỗ trợ và đề xuất những việc cụ thể mà họ có thể giúp.

5.  Tự học về tình trạng bệnh lý của người thân yêu bạn đang chăm sóc. Thông tin là quá trình trao quyền để hành động.

6.  Có sự khác biệt giữa chăm sóc và hành động. Tiếp thu các kỹ thuật và ý tưởng mới làm tăng cường sự độc lập của người thân yêu bạn chăm sóc và giúp bạn thực thi công việc dễ dàng hơn.

7.  Tin tưởng vào các bản năng của bạn. Thường thì các bản năng này sẽ dẫn bạn đi đúng hướng.

8.  Đau buồn vì những mất mát, sau đó hãy tự cho phép mình mơ những giấc mơ mới.

9.  Thực thi đúng các quyền lợi của bạn với tư cách là một người chăm sóc tại nhà và một công dân.

10.   Tìm kiếm sự hỗ trợ của những người chăm sóc khác. Có sức mạnh to lớn nằm trong sự hiểu biết rằng bạn không đơn độc.

Tôi làm thế nào để chăm lo cho sức khỏe thể chất của mình?

*  Hãy năng hoạt động thể chất. Luyện tập làm giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Các hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh trong 15 phút mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả quý vị và người thân.

*  Ăn theo một chế độ ăn có ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển dạng và cholesterol. Nhiều khả năng là người thân của quý vị cũng được yêu cầu ăn ít chất béo để giảm lượng cholesterol hoặc giảm cân nặng. Tại sao không làm cho mọi chuyện dễ dàng hơn và áp dụng cùng một chế độ ăn cho cả gia đình?

*  Lên lịch đi khám bác sĩ thường xuyên. Một buổi thăm khám có thể xác định được các vấn đề như huyết áp cao, cholesterol cao và trầm cảm. Phát hiện sớm sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề nghiêm trọng.

*  Học cách đương đầu với căng thẳng. Khi quý vị thực sự căng thẳng và lo lắng, hãy thử bài tập thở sâu này để có thể thư giãn trong chốc lát. Chậm rãi hít vào sâu hết mức có thể. Nín hơi trong vài giây rồi thở ra chậm rãi. Lặp lại ba đến năm lần.


Tôi làm thế nào để chăm lo cho sức khỏe cảm xúc của mình?

Công việc chăm sóc có thể có ảnh hưởng lớn về mặt cảm xúc. Điều quan trọng là phải tìm hiểu các dấu hiệu của trầm cảm và có được sự trợ giúp nếu quý vị có một vài trong số những triệu chứng này trong hai tuần trở lên.
 

*  Tâm trạng chán nản

*  Mất đáng kể sự thích thú hoặc vui vẻ

*  Cảm thấy vô dụng hoặc có tội

*  Thay đổi về ăn uống hoặc cân nặng

*  Mất năng lượng

*  Ngủ rất nhiều hoặc rất ít

*  Thiếu quan tâm tới tình dục hoặc vệ sinh cá nhân

*  Lo lắng

*  Buồn khóc

*  Bối rối hoặc bồn chồn

*  Không thể tập trung hoặc đưa ra quyết định

*  Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Trầm cảm có thể điều trị được bằng thuốc. Nếu quý vị cần trợ giúp để thích ứng với các cảm xúc của mình, hãy tìm các nhóm hỗ trợ, chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ. 

Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?

1.  Hãy bàn thảo với bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia y tế của quý vị. Nếu quý vị có bệnh tim hoặc đã từng bị đột quỵ, các thành viên trong gia đình quý vị cũng có thể có nguy cơ cao. Đối với họ, thay đổi ngay bây giờ để giảm nguy cơ là điều rất quan trọng.

2.  Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc ghé thăm heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim.

3.  Để biết thông tin về đột quỵ, hãy gọi 1-888-4-STROKE (1-888-478-7653) hoặc ghé thăm trang trực tuyến của chúng tôi tại StrokeAssociation.org.

Chúng tôi có nhiều tờ thông tin và sách hướng dẫn giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.

Kiến thức là sức mạnh, Hãy Học và Sống!


Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?

Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế.
Ví dụ:

Có thể giới thiệu cho tôi một chuyên gia tư vấn hiểu được các nhu cầu của tôi với tư cách là một người chăm sóc, và giúp tôi vượt qua được không?

©2012, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!