• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Đột quỵ

  •  

Xét nghiệm homocysteine máu để phát hiện nhiều loại bệnh

8/15/2016 2087 Đã xem

Việc xét nghiệm máu giúp phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm.

 

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, mọi người đều nên làm xét nghiệm trên để có cách xử trí kịp thời nếu mức homocysteine trong máu lên cao bất thường; vì tình trạng này có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ và nhiều bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ số homocysteine máu cao có liên quan đến sự xuất hiện bệnh Alzheimer, mất trí hoặc tâm thần phân liệt. Trong một nghiên cứu của Anh, các nhà khoa học đã thực hiện quét não cắt lớp siêu âm cộng hưởng từ cho hơn 1.000 người 60-70 tuổi có bề ngoài hoàn toàn khỏe mạnh. Họ nhận thấy, ở phần lớn những người có chỉ số homocysteine máu cao từ 6-8 năm trước, khối não nhỏ hơn và kết quả trắc nghiệm trí nhớ kém hơn. Theo giáo sư Smith thuộc Đại học Oxford, có tới 15% trường hợp mất trí do homocysteine cao gây ra.

 

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ homocysteine và hoạt động não bộ. Theo đó, homocysteine gây hại cho cả động mạch, tĩnh mạch và não.

Theo một công trình của Mỹ được công bố đầu năm nay, mức homocysteine cao trong huyết tương là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng suy tim xung huyết (congestive heart failure), đặc biệt là ở phụ nữ. Trong nghiên cứu này, gần 25.000 người cả nam và nữ (không hề có tiền sử đau tim) được theo dõi suốt 6-10 năm. Kết quả là ở nhóm có mức homocysteine máu cao nhất, nguy cơ phát sinh suy tim xung huyết cao gấp 4 lần so với nhóm có chỉ số này thấp nhất.

Nhiều nghiên cứu khác trong y văn cũng khẳng định sự liên quan giữa hàm lượng homocysteine trong máu và nguy cơ phát sinh các cơn đau tim, đột quỵ, thậm chí cả chứng viêm tĩnh mạch.

 

Theo tiêu chuẩn của nhiều phòng xét nghiệm trên thế giới, chỉ số homocysteine được coi là nằm trong giới hạn bình thường nếu không vượt quá 15 mcmol/l. Tốt nhất là chỉ số này luôn ở mức dưới 7,2 mcmol/l.

Vì vậy, mọi người nên đi đo homocysteine trong máu và theo dõi chỉ số này thường xuyên. Nếu bạn bị homocysteine máu cao, có thể khắc phục bằng cách uống vitamin B6, vitamin B12 và axit folic. Một số nhà khoa học cho rằng, việc uống mỗi ngày 800 mcg axit folic sẽ làm hạ hàm lượng homocysteine trong máu đến mức có thể giảm 16% nguy cơ đau tim, 24% nguy cơ đột quỵ và 25% nguy cơ viêm tĩnh mạch huyết khối. Nhưng theo một số nghiên cứu, phải uống tới 10.000 mcg axit folic/ngày mới làm hạ được homocysteine. Một số chất khác cũng có thể hỗ trợ giảm homocysteine là trimethylglycine, N-acetyl cysteine, kẽm, inositol và chất SAMe.

Trên thế giới hiện có một dược phẩm giúp hạ homocysteine mang tên HF (Homocysteine Formula). Mỗi viên nang chứa 100 mg vitamin B6, 2 mg (2.000 mcg) axit folic, 2 mg B12, 300 mg N-acetyl cysteine, kẽm và inositol.

BS Nguyễn Lân Đính, Sức Khỏe & Đời Sống

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!