• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Bệnh tiểu đường

  •  

CHỨNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

9/1/2016 2305 Đã xem

Chứng hạ đường huyết rất phổ biến ở những người tiêm insulin hay uống thuốc viên kiểm soát bệnh tiểu đường. Không có vấn đề gì đối với những người kiểm soát tiểu đường chỉ bằng một kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Hypoglycaemia (hạ đường huyết) là bệnh trạng xảy ra khi mức đường trong máu (đường huyết) giảm xuống quá thấp, thường dưới 4mmol/L, dù mức này có thể thay đổi. Điều quan trọng là phải nhanh chóng điều trị chứng hạ đường huyết hầu ngăn không cho mức đường trong máu xuống thấp hơn nữa. Chứng này cũng được biết đến phổ biến với tên ‘hypo’, đường huyết thấp hay phản ứng với insulin

 

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

Các nguyên nhân chính gây ra chứng hạ đường huyết?

Chứng hạ đường huyết có thể do một hay nhiều sự kiện như:

> Hoãn hay bỏ lỡ bữa ăn                             > Không ăn đủ chất carbohydrate (đường hoặc tinh bột)

> Hoạt động thể lực không định trước        > Tập thể dục mạnh hơn bình thường

> Uống rượu                                                 > Quá nhiều insulin hay thuốc viên trị tiểu đường

Dù những việc này được biết gây ra chứng hạ đường huyết, nhưng trong nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên do cụ thể.

Các triệu chứng nào?

Triệu chứng thay đổi tùy mỗi người, cảm giác thông thường là:

> Yếu ớt, run rẩy                                          > Ra mồ hôi

> Hơi thấy như muốn ngất                          > Đau đầu

> Thiếu tập trung / thay đổi hành vi            > Chóng mặt

> Hay khóc/ Khóc                                         > Cáu gắt

> Tê quanh môi và ngón tay                        > Đói

Nếu quý vị cảm thấy bất cứ một trong những triệu chứng này, hãy xét nghiệm mức đường trong máu khi thời gian và hoàn cảnh cho phép. Nếu không thể xét nghiệm, hãy điều trị như bị hạ đường huyết cho chắc chắn.

Điều trị ‘hypo’ như thế nào?

Điều ưu tiên cần làm là đảm bảo được an toàn. Chẳng hạn, nếu đang lái xe, hay đã xe vào lề đường, sau đó:

BƯỚC 1 – Quan trọng nhất

Hãy dùng carbohydrate dễ hấp thụ, chẳng hạn:

  • Các viên đường glucose tương đương 15 gram carbohydrate HAY
  • 6 – 7 viên kẹo jellybean HAY
  • ½ lon nước ngọt thường (không phải ‘diet’) HAY
  • 3 muỗng nhỏ đường hay mật ong, HOẶC
  • ½ ly nước trái cây

Xin Lưu ý: Với những ai uống thuốc Glucobay® (Acarbose), chứng hạ đường huyết cần được điều trị bằng đường glucose.

Nếu hoàn cảnh cho phép, xét nghiệm lại các mức đường trong máu để chắc chắn các mức này cao hơn 4mmol/L. Có thể mất khoảng 10 – 15 phút mới thấy được các mức đường huyết tăng. Nếu vẫn còn các triệu chứng hay mức đường huyết vẫn thấp hơn 4mmol/L, hãy lập lại bước 1.

BƯỚC 2

Nếu bữa ăn sắp tới còn hơn 20 phút, quý vị sẽ cần ăn một ít carbohydrate có tác động chậm hơn, có thể bao gồm một trong những thức ăn sau:

  • Một lát bánh mì HAY
  • Một ly sữa hay sữa đậu nành, HOẶC
  • Một miếng trái cây HAY
  • 2 -3 miếng trái mơ, quả sung khô hay các trái cây khô khác, HOẶC
  • Một hũ sữa chua tự nhiên, ít béo

Để có lời khuyên cho mỗi cá nhân, hãy thảo luận với chuyên viên y tế về tiểu đường.

Điều gì xảy ra nếu không điều trị chứng này?

Nếu không nhanh chóng điều trị, mức đường huyết có thể tiếp tục giảm và có thể dẫn đến:

> Mất khả năng phối hợp   > Nói không rõ/ líu nhíu

> Cảm giác lẫn lộn             > Bất tỉnh / lên cơn co giật

 Quý vị sẽ cần người khác giúp đỡ!

Nên làm gì nếu người bệnh bất tỉnh, thờ thẫn hay không nuốt được:

ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP!

Không được cho họ bất cứ thức ăn hay đồ uống nào qua đường miệng. Sau đây là những gì cần làm:

  • Đặt người này nằm nghiêng, để đường hô hấp thông suốt.
  • Tiêm một mũi Glucagon nếu có sẵn và nếu quý vị đã được huấn luyện làm điều này.
  • Gọi cấp cứu (quay số 000), nói rõ ‘cấp cứu bệnh tiểu đường’.
  • Chờ cùng với người bệnh tới khi xe cứu thương đến.
  • Khi đã hồi tỉnh lại, người này sẽ cần carbohydrate để duy trì mức đường huyết phù hợp.

Glucagon: Glucagon là hoóc-môn làm tăng mức đường trong máu và được tiêm tương tự như tiêm insulin. Glucagon được khuyến cáo dùng để đảo ngược chứng hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu có thể tự điều trị chứng này, quý vị không cần Glucagon vì phải cần một người khác tiêm cho mình. Bác sĩ hay nhà giáo dục bệnh tiểu đường sẽ đề nghị quý vị nên có sẵn Glucagon trong trường hợp bị ‘hypo’ nặng, và sẽ chỉ quý vị, người trong gia đình và bạn bè quý vị cách sử dụng.

Không biết về chứng hạ đường huyết

Một số người không cảm thấy bất kỳ triệu chứng ‘hypo’ nào, hay chỉ thấy triệu chứng khi mức đường huyết xuống rất thấp. Vấn đề này dễ xảy ra hơn với những ai đã bị tiểu đường lâu năm, hay thường xuyên bị ‘hypo’. Những người không biết khi bị hạ đường huyết này phải kiểm tra các mức đường trong máu thường xuyên hơn. Họ rất cần được khuyên thảo luận bệnh trạng này với bác sĩ hay nhà giáo dục tiểu đường.

Nên làm gì khác?

  • Đeo dụng cụ thông báo nói rõ quý vị bị tiểu đường.
  • Ghi chép trong sổ theo dõi những lần bị hạ đường huyết và thảo luận về sổ này với bác sĩ hay nhà giáo dục tiểu đường khi đến gặp họ
  • Hãy nhớ cho gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, người chăm sóc và ban giám hiệu trường học của quý vị biết cách nhận biết và điều trị chứng hạ đường huyết.
  • Tìm hiểu nguyên nhân khiến quý vị bị hạ đường huyết để có thể ngăn ngừa chứng này xuất hiện trở lại.
  • Liên lạc với bác sĩ hay nhà giáo dục tiểu đường nếu thường xuyên bị hạ đường huyết.
  • Nếu dùng insulin hay các loại thuốc tiểu đường nào đó, quý vị hãy luôn mang theo những thứ này để điều trị ‘hypo’ nhanh chóng.
  • Nếu dùng thuốc Acarbose (Glucobay®), hãy mang theo đường glucose như viên đường, thạch (gel) đường hay Lucozade.
  • Tham khảo tờ thông tin Rượu và bệnh Tiểu đường để có thêm lời khuyên về việc uống rượu và chứng hạ đường huyết.
  • Hãy ăn carbohydrate nếu quý vị uống rượu.
  • Trước khi lái xe có động cơ, hãy kiểm tra mức đường trong máu, và phải biết rõ là mức này cao hơn 4 mmol/L.

Trích nguồn Diabetes Australia, http://timthuocnhanh.com/

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!