• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Sức khỏe trái tim

  •  

Muối ăn và sức khỏe

11/3/2016 2061 Đã xem

Ngay từ khi phát hiện ra muối cùng các gia vị trong chế biến, hầu như muối và các loại nước chấm đã gắn chặt với đời sống ẩm thực của con người. Khó có thể tưởng tượng ra một ngày không muối trong các bữa ăn. Chắc chắn khẩu vị của bạn sẽ không “chấp nhận” bất kỳ món ăn nào được chế biến mà không có muối và gia vị hoặc nước chấm.

 

Đôi điều về muối

Thành phần chủ yếu của muối chính là hai nguyên tố Natri và Clo – hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào

Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt. Thông thường muối có dạng tinh thể, màu trắng và thu được từ nước biển hay các từ các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hơn muối mỏ. Muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn là chất cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua nátri trong cơ thể.

Muối ăn là bắt buộc cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm cho sức khỏe. Trong nấu nướng, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị.

 

Muối có vai trò quan trọng trong sức khỏe của con người:

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.

Muối iốt còn cung cấp iốt cho cơ thể, giúp làm giảm mắc bệnh bướu cổ, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách đầy đủ.

Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.

Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.

 

Nhu cầu và thói quen

Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần từ 2- 3 lít nước để bổ sung lượng nước bị hụt thông qua các hoạt động. Nếu tính tổng thể, cơ thể người trung bình sẽ chứa từ 7- 8 lít (nước và máu). Khối lượng này đảm bảo cho hệ tuần hoàn, bài tiết hoạt động bình thường đúng chức năng của chúng.

Lượng muối bình quân cần thiết cho cơ thể dao động từ 4-10 gram muối Nacl/ ngày, trong đó, thành phần muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên chiếm khoảng 3%, số còn lại được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm.

Thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây “ mệt mỏi” cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này.

Ngoài việc ăn mặn gây tăng huyết áp, dẫn đến các bệnh về tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương,… Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

 

Và vài mẹo nhỏ để giảm thói quen ăn mặn

Nếu đã lỡ có thói quen ăn mặn thì việc lập tức từ bỏ chúng quả là một vấn đề nan giải, vị giác của bạn sẽ không chấp nhận việc ăn nhạt trừ khi bác sỹ bắt buộc bạn phải tuân thủ theo một chế độ ăn nhất định.

Nên nhớ rằng: vị mặn của thức ăn được chế biến chính là lượng muối đã nêm vào thức ăn, khi bạn nấu một món ăn và phát hiện ra mình đã “ quá tay “ trong nêm nếm, thì thật sự lượng muối đã rất nhiều. Tuy nhiên, cũng khá may mắn là lượng nước chấm “ trực tiếp” với các thức ăn khi đưa vào cơ thể không đáng là bao và chủ yếu là do vị giác của ta ở ngay đầu lưỡi. Do vậy, hãy cố gắng tập thói quen nêm nếm vừa ăn hoặc hơi nhạt, để có thể duy trì chén nước chấm trong bữa cơm hàng ngày. Từng bước giảm dần thói quen ăn mặn cho mình và các thành viên trong gia đình.

Cố gắng tập cho trẻ nhỏ đừng sử dụng nhiều nước rưới chấm trong bữa ăn, hạn chế để muối tiêu, muối ớt… trên bàn ăn.

Chú ý vị giác khi nêm nếm, kiên quyết với việc tra thêm mắm , muối cho các món ăn.

Nên nếm trước hoặc nhờ người thân nếm thử khi nấu ăn để ngừa việc vị giác của mình sai lệch. Đôi khi vị giác của ta bị đánh lừa vì tình trạng sức khỏe trong ngày.

Hạn chế các món ăn chiên/xào cần dùng kèm với nước chấm. Nên sử dụng chén nước mắm pha loãng (cùng tỏi, ớt…) trong bữa ăn hàng ngày thay vì chén nước chấm mặn nguyên chất.

 

(Cẩm nang Y Khoa "Chat với Doctors - Victoria Healthcare

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!