• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Sức khỏe trái tim

  •  

Thiếu máu cơ tim - nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh tim mạch

9/11/2016 2031 Đã xem

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thiếu máu cơ tim được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh lý về tim mạch - chiếm tới 40% các trường hợp.

Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim là do tình trạng xơ vữa động mạch vành, làm tắc hẹp các mạch máu nuôi tim, dẫn đến cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra co thắt mạch vành dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim như stress, hút thuốc lá…

Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tiến triển của bệnh bao gồm: ít vận động thể lực, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

Bệnh thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị tốt, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nghiêm trọng nhất là tử vong đột ngột do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.

Triệu chứng của thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim gồm có 2 thể: Thể đau ngực và thể không có đau ngực.

- Thể không có đau ngực: còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, khá thường gặp ở người bệnh đái tháo đường, người cao tuổi đã mắc bệnh tim mạch. Trong những trường hợp này, người bệnh hoàn toàn không cảm thấy đau ngực, các biểu hiện của thiếu máu cơ tim chỉ được nhận thấy ở trên điện tâm đồ. Đa số người bệnh bị thiếu máu cơ tim thể thầm lặng đều chủ quan và không quan tâm điều trị. Vì vậy, họ rất dễ có nguy cơ bị biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.

- Thể có đau ngực: Ở gian đoạn đầu, đau ngực chỉ xuất hiện khi bạn gắng sức hoặc làm việc nặng. Sau đó, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả lúc nghỉ ngơi.

 

Thiếu máu cơ tim nguyên nhân tử vong hàng đầu

Tắc hẹp động mạch vành gây thiếu máu cơ tim

 

Một cơn đau thắt ngực điển hình do thiếu máu cơ tim thường xuất hiện sau khi gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh... Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ ngơi mà hoàn toàn không chịu tác động nào, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nguy hiểm. Bạn cần phải được theo dõi và điều trị tích cực để phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Tính chất của các cơn đau thắt ngực trong trường hợp này là cảm giác đau ở ngực trái vùng trước tim, đôi khi chỉ cảm thấy khó chịu, hoặc cảm giác nặng, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái và cánh tay trái. Người bệnh có thể thấy kèm theo cảm giác hồi hộp lo âu, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, đánh trống ngực và choáng váng…

Tần suất các cơn đau rất thay đổi, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nhưng nếu nặng hơn có thể là vài lần trong một ngày.

Thời gian đau thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút. Nếu cơn đau kéo dài quá 15 - 20 phút thì phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim và sớm đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Các cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim thường sẽ giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giãn mạch vành.

 

Bệnh thiếu máu cơ tim được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp: Đo điện tâm đồ (đo lúc nghỉ ngơi; ghi trong suốt 24h; hoặc đo sau gắng sức, thường là sau khi đạp xe đạp); siêu âm tim; và chụp động mạch vành tim có cản quang.

Trong đó, chụp động mạch vành tim có bơm thuốc cản quang là tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất để giúp chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, đây là phương pháp cao cấp và rất tốn kém. Vì vậy, ở nước ta hiện nay, phương pháp này chỉ được chỉ định cho những người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao như có cơn đau thắt ngực lúc nghỉ ngời hoặc cơn đau thắt ngực không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường.

Điều trị thiếu máu cơ tim cần thay đổi lối sống và sử dụng thuốc

Để điều trị thiếu máu cơ tim, bạn cần phải kết hợp giữa thay đổi lối sống để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và sử dụng thuốc điều trị.

Thay đổi lối sống:
- Thay đổi môi trường sống, hạn chế tối đa căng thẳng, xúc động, stress và nghỉ ngơi nhiều.
- Ngưng hút thuốc lá, hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, caffein...

 

Thay đổi lối sống giúp điều trị thiếu máu cơ tim

Thay đổi lối sống giúp điều trị thiếu máu cơ tim

- Điều trị tốt bệnh rối loạn mỡ máu, tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol (như đồ ăn chiên xào, mỡ động vật…); tăng cường rau xanh, chất xơ.
- Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết và huyết áp, ăn hạn chế muối, đường.
- Tăng cường vận động, luyện tập thể dục hàng ngày với các bộ môn phù hợp với thể lực và lứa tuổi, như đi bộ, bơi lội,…

Sử dụng thuốc điều trị:

Các loại thuốc chính thường được sử dụng để điều trị thiếu máu cơ tim là thuốc nhóm Nitrat và Betaloc, có tác dụng giãn mạch, làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim và giảm các cơn đau thắt ngực. Khi sử dụng những thuốc này, bạn cần lưu ý tuân thủ theo đúng thời gian và liều lượng của bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc đột ngột, vì có thể làm xuất hiện nặng hơn các triệu chứng của thiếu máu cơ tim, thậm chí là gây đột tử. Trong những trường hợp cần thiết phải ngưng thuốc thì cần giảm liều từ từ, sau đó mới ngưng hẳn.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nhồi máu cơ tim, điển hình như cơn đau thắt ngực, thì tốt nhất nên sớm đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

DS. Thu Thảo,http://suytim.com.vn/

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!