• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Dinh dưỡng

  •  

Thức ăn nấu chín và Thức ăn tươi sống: Lợi ích và Chọn lựa

8/17/2016 2044 Đã xem

Tranh cãi về việc lựa chọn thức ăn tươi sống hay thức ăn nấu chính vẫn tiếp tục chừng nào chúng ta vẫn cố chứng minh chúng loại trừ nhau. Theo nghiên cứu khoa học, thực tế thì chúng đều có ích và tổ tiên chúng ta ăn cả hai loại này.

Thức ăn tươi sống và thức ăn nấu chín đều có giá trị với sức khỏe

Thức ăn tươi sống và thức ăn nấu chín đều có giá trị với sức khỏe

Lập luận cho rằng tổ tiên chúng ta chỉ ăn thức ăn tươi sống mắc một số sai lầm lớn, do có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng con người đã nấu ăn trong gần 2 triệu năm.

Quan điểm cho rằng chúng ta chỉ nên ăn thức ăn nấu chín cũng không được khoa học ủng hộ. Phân tích răng từ các xã hội tiền nông nghiệp cho thấy họ ăn một chế độ thức ăn thực vật đa dạng, cũng như thức ăn nấu chín.

Không có gì đáng ngạc nhiên nếu khoa học công nhận rằng một chế độ ăn lành mạnh là sự kết hợp của thức ăn nấu chín và thức ăn sống. Hãy lấy bông cải xanh làm ví dụ.

Một số nghiên cứu cho rằng bông cải xanh ăn sống sẽ tốt hơn bởi vì nhiệt sẽ phân hủy enzym có tên là myrosinase, chất giúp bông cải xanh biến đổi thành sulforaphane, chất chống ung thư và giảm các khối u, đặc tính nâng bông cải xanh thành siêu thực phẩm.

Mặt khác, có lẽ một dưỡng chất thậm chí còn tốt hơn cho sức khỏe, Indole-3-carbinol, chỉ hình thành khi xúp lơ, bông cải xanh và bắp cải được nấu chín. Indole 3-carbinol được thấy có khả năng ngăn các tế bào tuyến tiền liệt ở trạng thái tiền ung thư biến đổi thành ác tính. Mâu thuẫn này khi nghiên cứu bông cải xanh cho thấy bạn thật ngốc nếu nấu chín nó, và cũng ngốc nếu không nấu!

Bài báo này sẽ cố gắng chứng minh rằng vấn đề không phải là rau nấu chín hay ăn sống sẽ đem lại nhiều hoặc ít dinh dưỡng hơn – mà ở chỗ đơn giản mà sâu sắc hơn…

Nấu chín có hiệu ứng làm mềm các chất xen luy lô khó tiêu, cho phép dinh dưỡng được giải phóng mà khi ăn sống sẽ không được như vậy. Cà rốt sẽ giải phóng nhiều beta-carotene hơn khi ăn chín hơn là ăn sống. Lấy cà chua làm ví dụ. Trong một nghiên cứu, sau khi cà chua nấu chín 30 phút ở nhiệt độ 88 độ C, lượng chất lycopene (một chất chống ô xi hóa) tăng 35%. Chất lycopene liên quan tới giảm rủi ro ung thư và đau tim.

Một nghiên cứu khác với 198 người trưởng thành ăn thức ăn tươi sống, thấy rằng họ có mức độ beta-carotene trong máu cao, chất tạo ra màu của các loại rau củ như cà rốt và ớt chuông. Hàm lượng vitamin A của họ bình thường, nhưng lượng lycopene của họ thực sự thấp, cho thấy chất lycopene, một chất chống ô xi hóa mạnh hơn so với vitamin C có nhiều hơn trong rau củ nấu chín.

Một trong những lợi ích rõ ràng của thức ăn sống so với thức ăn nấu chín là lượng chất xơ nhiều hơn trong thức ăn sống.

Lợi Ích Của Thức Ăn Sống

Xa lát cải bó xôi với hạt và trái cây

 

Một trong những lợi ích rõ ràng của thức ăn sống so với thức ăn nấu chín là lượng chất xơ nhiều hơn trong thức ăn sống. Trong một số trường hợp, khi cơ thể bị ốm và nhiễm độc, thức ăn tươi sống có thể sẽ tốt hơn trong việc làm sạch đường ruột, cung cấp enzyme và giúp phục hồi hoạt động bình thường của thành ruột. Một trung tâm chăm sóc sức khỏe nơi tôi giảng bài một lần ở Palm Beach, Florida có tên Hippocrates, là một trung tâm nổi tiếng về thải độc. Trung tâm hoạt động dựa trên phương pháp sử dụng thức ăn sống của Bác sỹ Ann Wigmore để phục hồi sức khỏe. Câu hỏi ở đây là một khi bạn đã thải độc, liệu chế độ ăn thức ăn sống có nên duy trì?  

Lý thuyết cho rằng nấu ăn có thể làm giảm lượng dưỡng chất như vitamin C đã được nghiên cứu. Trong một nghiên cứu về cà chua, lượng vitamin C giảm 10% khi cà chua được nấu trong 2 phút, và giảm 29% khi được nấu trong 30 phút. Không nghi ngờ gì nữa, có thể lập luận rằng thức ăn sống cung cấp nhiều dưỡng chất và lợi ích về sức khỏe hơn, nhưng thậm chí quan điểm này hiện nay đang bị tranh cãi.

Khi chữa trị một số loại bệnh ung thư, cả thức ăn sống và nấu chín đều có hiệu quả tốt. Trong một báo cáo, 28 nghiên cứu được đánh giá, trong đó có so sánh giữa hiệu quả của thức ăn sống và nấu chín đối với một số loại ung thư. Cả thức ăn sống và nấu chín đều có quan hệ nghịch với hầu hết các bệnh ung thư; nghĩa là bạn càng ăn nhiều rau củ, dù sống hay nấu chín, hầu hết bệnh ung thư đều giảm. Các bệnh ung thư khác nhau có phản ứng riêng với thức ăn sống hoặc nấu chín, nhưng dường như chế độ ăn dựa trên thực vật là chìa khóa với căn bệnh này.

 

Ý Kiến Của Ayurveda

Thức ăn nấu chín

 

Thức ăn nấu chín

Ayurveda, môn Y học Cổ truyền Ấn độ, nổi tiếng vì các qui tắc thực phẩm nấu chín, nhưng bạn có thể nói đây là những hướng dẫn nấu ăn theo mùa hơn là qui tắc. Đầu tiên, lý do chính khiến thức ăn nấu chín được ưa thích hơn trong Ayurveda không phải bởi vì hàm lượng dinh dưỡng thôi như theo quan điểm ở Phương Tây.

Thức ăn nấu chín mềm mại và dễ chịu hơn cho thành ruột. Thức ăn sống, do có nhiều chất xơ khó tiêu hơn, có thể đem lại lợi ích thải độc nhưng Ayurveda quan tâm tới sức khỏe, hoạt động và tính chất của màng ruột. Màng ruột, giống như những chú gấu nhỏ, không thể quá khô, quá ướt, bị kích thích hay quá nhiều chất nhầy – nó cần phải phù hợp. Khi màng ruột được cân bằng, các lợi khuẩn sẽ sinh sôi và bạch huyết dẫn lưu ở vùng ruột sẽ hoạt động tối ưu để cung cấp dưỡng chất và lấy đi độc tố. Thức ăn nấu chín mà không bị hư hại bởi nhiệt độ cao và nấu quá kỹ dễ tiêu hóa hơn và dễ chịu hơn cho màng ruột.

Ví dụ, trong trường hợp bị viêm đường ruột, lời khuyên đầu tiên về chế độ ăn uống gần như ngay lập tức là dừng ăn các thức ăn sống. Mặc dù thức ăn sống có tính thải độc, chúng khá cứng với thành ruột. Chế độ ăn thải độc không phải là chế độ ăn lâu dài.

·          

Tác giả bài viết: John Douillard

Nguồn tin: www.lifespa.com

 

 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!