• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

  •  

15 dấu hiệu ung thư mà bạn nên biết

8/29/2016 1673 Đã xem
- Có những dấu hiệu tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nó lại cảnh báo cho bạn biết căn bệnh ung thư đang dần phát triển trong cơ thể bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu này để có thể đi khám bác sĩ kịp thời nếu bạn không may gặp phải nhé.

Thay đổi trên da

 
Những chấm nốt mới xuất hiện trên da hoặc thay đổi hình dáng, kích thước, màu sắc có thể là một dấu hiệu của ung thư. Những nốt chấm này trông không giống những nốt ở vị trí khác trên cơ thể. Nếu bạn phát hiện thấy bất kì đặc điểm bất thường nào, bạn nên đến bác sĩ để khám và sinh thiết (lấy một mảnh nhỏ), làm giải phẫu bệnh nhằm phát hiện tế bào ung thư.

Ho dai dẳng

 
Nếu bạn không hút thuốc lá thì bạn có rất ít khả năng bị ho dai dẳng – là một trong những dấu hiệu của ung thư. Thông thường, nó gây ra bởi giọt nhỏ ở mũi sau, hen suyễn, trào ngược axit, hoặc nhiễm trùng. Nhưng nếu bạn bị ho kéo dài hoặc ho ra máu, đặc biệt nếu bạn có hút thuốc lá, bạn cần đi khám để bác sĩ kiểm tra dịch phế quản hoặc chụp Xquang ngực để chẩn đoán ung thư phổi.

Những thay đổi ở ngực

 
Hầu hết những thay đổi ở ngực không phải là dấu hiệu của ung thư. Mặc dù vậy, việc thông báo với bác sĩ để được kiểm tra là hết sức quan trọng. Đặc biệt là nếu bạn xuất hiện khối ở ngực, thay đổi hoặc tiết dịch ở núm vú, sưng, đau ngực. Bác sĩ sẽ khám cho bạn và chụp Xqung tuyến vú, cộng hưởng từ và sinh thiết nếu cần.

Chướng bụng

 
Bạn có thể bị đầy bụng, hoặc chướng bụng do chế độ ăn, căng thẳng. Nhưng nếu nó kéo dài, hoặc kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, đau lưng, bạn nên đi kiểm tra. Chướng bụng kéo dài ở phụ nữ có thể là một dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Vì vậy, bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân.

Những vấn đề về tiểu tiện

 
Nhiều nam giới gặp các vấn đề tiểu tiện khi về già, ví dụ như đi tiểu nhiều lần, đái rỉ hoặc tia nước tiểu yếu. Đó thường là các dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến lành tính nhưng cũng có thể là ung thư tiền liệt tuyến. Bác sĩ sẽ khám và lầm xét nghiệm nồng độ PSA trong máu của bạn để xác định nguyên nhân.

Sưng hạch bạch huyết

 
Bình thường, bạn vẫn có các hạch nhỏ như hạt đậu ở cổ, nách và các vị trí khác trên cơ thể. Khi chúng sưng lên có nghĩa là cơ thể đang phản ứng với một tình trạng nhiễm trùng nào đó như cảm lạnh hoặc viêm họng. Một số loại ung thư như u lympho hoặc bạch cầu cấp cũng có thể gây sưng hạch. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Xuất hiện máu trong phân, nước tiểu

 
Nếu bạn nhìn thấy máu ở bồn cầu sau khi đi vệ sinh thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ. Máu trong phân có thể do sưng, viêm các tĩnh mạch trong bệnh trĩ nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Máu trong nước tiểu có thể do viêm đường tiết niệu nhưng ung thư bàng quang hay ung thư thận cũng gây ra triệu chứng này.

Những thay đổi ở tinh hoàn

 
Nếu bạn phát hiện thấy khối hoặc sưng tinh hoàn, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Sưng tinh hoàn nhưng không đau là dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư tinh hoàn. Đôi khi, bạn chỉ có cảm giác tức nặng vùng bụng dưới, bìu, hoặc ảm giác tinh hoàn to hơn. Bác sĩ sẽ cần thăm khám khu vực này của bạn và siêu âm để đánh giá.

Nuốt khó

 
Cảm lạnh thông thường, trào ngược acid, hoặc một số thước có thể khiến bạn nuốt khó trong thời gian ngắn. Nếu triệu chứng này không cải thiện theo thời gian hoặc khi sử dụng thuốc kháng axit, bạn cần đến bác sĩ. Nuốt khó có thể là dấu hiệu ung thư họng hoặc ung thư thực quản. Bác sĩ cần khám và làm một số xét nghiệm như chụp Xquang thực quản có thuốc cản quang.

Ra máu âm đạo bất thường

Ra máu âm đạo không liên quan đến chu kì kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như do một số biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện ra máu giữa chu kì, sau khi quan hệ hoặc khí hư có máu, ra máu sau khi mãn kinh thì đó là dấu hiệu bất thường và bạn cần đi kiểm tra để loại trừ ung thư tử cung, cổ tử cung, âm đạo.

Các vấn đề ở miệng

 
Những thay đổi ở miệng, từ hơi thở hôi cho đến vết loét, hầu hết không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn xuất hiện vết loét hoặc mảng màu đỏ hoặc trắng trong miệng, không lành sau 2 tuần, đặc biệt nếu bạn có hút thuốc lá, bạn cần đến bác sĩ. Bởi nó có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Bên cạnh đó, có thể có dấu hiệu khác như khối ở má, khó há miệng và đau miệng.

Sụt cân

 
Chắc chắn bạn có thể giảm cân nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường tập luyện như nó có thể xảy ra khi bạn bị stress hoặc bệnh lí tuyến giáp… Bên cạnh đó, nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tụy, dạ dày, thực quản hoặc phổi.

Sốt

 
Sốt không phải luôn là dấu hiệu xấu. Đôi khi nó chỉ là phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc là tác dụng phụ của một số thuốc. Nhưng nếu nó không giảm hoặc không do một nguyên nhân rõ ràng gây nên thì nó có thể là dấu hiệu của ung thư máu như bạch cầu cấp hoặc u lympho.

Ợ nóng hoặc khó tiêu

 
Hầu hết mọi người đều có đôi lần bị ợ nóng do chế độ ăn uống hoặc căng thẳng. Nếu việc thay đổi lối sống không giúp bạn cải thiện tình trạng khó tiêu hoặc ợ nóng, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra ung thư dạ dày.

Mệt mỏi

 
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn mệt mỏi, và hầu hết chúng không nguy hiểm. Nhưng mệt mỏi có thể là một dấu hiệu sớm của một số loại ung thư như bạch cầu cấp. Ung thư đại tràng và ung thư dạ dày có thể gây mất máu mà bạn không nhìn thấy, nó khiến bạn cảm thấy hết sức mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hầu hết thời gian và nghỉ ngơi không đỡ, hãy nói chuyện với bác sĩ để được giúp đỡ.

 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!