• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

BÀ BẦU MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĐƯỢC UỐNG NƯỚC DỪA KHÔNG

8/18/2016 1649 Đã xem

Hiện nay số lượng chị em bị tiểu đường khi mang thai ngày càng tăng chiếm khoảng 4% tổng số thai phụ, nguyên nhân một phần do chị em ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân quá nhiều trong những tháng đầu thai kỳ. Không giống như các dạng tiểu đường khác tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh

Đa số các trường hợp đái tháo đường thai kỳ, đường huyết sẽ trở về bình thường sau sinh, một số sẽ bị rối loạn dung nạp glucose lần sinh sau và khoảng 50% số này sẽ trở thành đái tháo đường thực sự.

Đái tháo đường thai kỳ cũng nguy hiểm chứ vì gây nhiều biến chứng cho cả mẹ lẫn con như là:

– Mẹ bị tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, nguy cơ mổ lấy thai cao,…

– Con sẽ có nguy cơ thai to, thai lưu, suy hô hấp, bệnh đa hồng cầu, hạ canxi…

Tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa không ?

Bà bầu mắc bệnh tiểu đường có được uống nước dừa không

Khi bị tiểu đường thai kỳ bạn hoàn toàn có thể uống được nước dừa nhưng hình thức uống thì cần phải thay đổi bằng cách thay thế như một bữa ăn phụ.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì việc lựa chọn các loại thực phẩm phải đặc biệt quan trọng. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục (điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần phải uống thuốc).

1. Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có lượng đường thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có lượng đường cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.

2. Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: Ăn các bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ, bao gồm bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu ổn định

3. Ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Những thực phẩm này có xu hướng chứa lượng đường thấp. Điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn. Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả; bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt; đậu Hà Lan và các loại đậu khác.

4. Ăn năm phần rau củ quả mỗi ngày: Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày: thêm quả vào bữa sáng của bạn; chọn hai loại rau trong bữa ăn chính của bạn.

5. Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.

6. Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

7. Không ăn quá nhiều thức ăn có đường:

 Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Bạn có thể pha loãng nước ép trái cây với nước lọc. Chỉ nên uống nước quả pha loãng một lần/ngày. Phần còn lại nên sử dụng nước lọc. Bạn nên sử dụng sữa không có đường, nước dừa và nước mía bạn không nên dùng vì có lượng đường cao. Viên canxilium bạn sử dụng bình thường.

Tuy nhiên những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường), khi ấy, bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ, kê đơn thuốc uống hoặc tiêm Insulin cho bạn.

http://benhtieuduong.info/

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!