• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

Bệnh tiểu đường: Hỏi đáp dành cho người mới mắc bệnh

8/31/2016 1894 Đã xem

Bạn lo lắng về sức khỏe của mình hay những người thân yêu khi lần đầu tiên nghe tin mắc bệnh tiểu đường? Liệu nó có nguy hiểm không và làm sao để kiểm soát đường huyết không bị tăng cao? Với những giải đáp của các chuyên gia dinh dưỡng người Úc, hy vọng rằng bạn sẽ trang bị thêm cho mình những thông tin hữu ích để có thể sống tốt hơn mỗi ngày với căn bệnh được coi là mạn tính này.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường, hay đái tháo đường, là bệnh liên quan đến sự suy giảm khả năng xử lý glucose máu của cơ thể. Với người khỏe mạnh bình thường, lượng đường trong máu luôn được duy trì ở mức tương đối ổn định nhờ sự kiểm soát của insulin, một hormone do tuyến tụy sản xuất. Insulin có vai trò vận chuyển glucose, acid amin, chất béo (dưới dạng triglycerides) từ máu vào các mô để tạo thành năng lượng. Insulin cũng thúc đẩy sự lưu trữ glucose máu tại gan và cơ bắp. Nhờ đó, nồng độ glucose trong máu không bị tăng cao quá mức.

Khi một người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin hoặc bản thân insulin không thể hoạt động hiệu quả (đề kháng insulin), khi đó glucose máu có thể “leo” lên mức nguy hiểm, gọi là tăng đường huyết. Nồng độ glucose máu cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương tới các tế bào trong cơ thể. Lúc này biến chứng có thể xảy ra, phổ biến nhất là tổn thương mạch máu và dây thần kinh.

Bổ sung một mạng lưới chống oxy hóa mạnh với bộ ba ALA, Nhàu, Câu kỳ tử, kết hợp với những thảo dược giúp ổn định đường huyết bền vững như Mạch Môn, Hoài Sơn có thể giúp bảo vệ mạch máu, tế bào; ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh. Hãy gọi cho chúng tôi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ khác nhau như thế nào?

- Tiểu đường type 1, còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, thường khởi phát ở tuổi vị thành niên, trong độ tuổidưới 20 - 30 tuổi, với tỷ lệ người mắc bệnh khoảng 10%. Tiểu đường type 1 xảy ra khi tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy, lúc này có rất ít hoặc không có insulin được sản xuất, đường không thể đi vào các tế bào để chuyển thành năng lượng. Do vậy, việc tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu là điều bắt buộc.

- Tiểu đường type 2: trước đây nó được coi là dạng bệnh không phụ thuộc vào insulin. Nhưng thực tế, nó chỉ đúng trong giai đoạn đầu của bệnh, sự gia tăng đường huyết không liên quan đến việc thiếu hụt insulin, mà chủ yếu là do cơ thể đề kháng insulin khiến chúng không thể phát huy được tác dụng. Sự phối hợp của một chế độ ăn uống tốt, giảm cân, luyện tập thể dục kết hợp dùng thuốc có thể giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết thành công. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển theo thời gian, thuốc không còn đáp ứng tốt hoặc chức năng tuyến tụy suy yếu, bệnh nhân cần được sử dụng thêm insulin để điều trị.

- Tiểu đường thai kỳ: thường chỉ là một tình trạng tạm thời, xuất hiện với khoảng 3% phụ nữ mang thai. Tuy nhiên những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau khi sinh.

Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2?

Trước đây, tiểu đường type 2 thường khởi đầu ở những người trên 40 tuổi có lượng mỡ máu cao và/hoặc tăng huyết áp, nhưng hiện nay nó xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là khi tiền sử gia đình có người bị tiểu đường. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, có khoảng 20% trẻ em bị béo phì và 1/4 trong số chúng đã bị suy giảm dung nạp glucose, có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, ở phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Tại sao ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2?

Khoảng 90% số trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2. Thừa cân và béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh này. Từ đầu những năm 1980 đến 2000, tỷ lệ người béo phì ở Úc tăng lên gấp đôi, tương đương với số người mắc bệnh tiểu đường. Mối quan hệ giữa béo phì và tiểu đường cũng chặt chẽ như giữa hút thuốc lá và ung thư phổi. Nếu trọng lượng cơ thể bạn dư thừa thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng trên 10 lần so với một người có trọng lượng khỏe mạnh bình thường.

Theo một báo cáo của Viện Tiểu đường Quốc tế tháng 5 năm 2000, ước tính có khoảng 7-8% người Úc trên 25 tuổi đã có bệnh tiểu đường type 2 và 16% người trong giai đoạn tiền tiểu đường. Tuy nhiên, có đến 50% số người mắc bệnh chưa được chẩn đoán cũng như chưa nhận thức được tình trạng bệnh của họ khiến nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao.

Bệnh tiểu đường có triệu chứng gì?

-         Đi tiểu thường xuyên

-         Cảm thấy rất khát nước

-         Cảm thấy rất đói ngay cả khi vừa ăn xong

-         Mệt mỏi đến không có sức

-         Mắt nhìn mờ

-         Vết bầm tím hoặc vết thương chậm lành

-         Sụt cân nhanh ngay cả khi ăn rất nhiều (với tiểu đường type 1)

-         Ngứa ran, đau hoặc tê ở tay chân (với tiểu đường type 2)

Ở bệnh tiểu đường type 2, các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, khiến người bệnh không để ý đến, dẫn tới việc phát hiện bệnh muộn và khi bệnh được chẩn đoán thì đã mắc nhiều biến chứng.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nếu không kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ gặp phải hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

- Biến chứng võng mạc mắt: Tầm nhìn mờ hoặc có điểm mù trước mắt là biến chứng khá phổ biến, do vậy, khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn nên tới chuyên khoa mắt kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra có thể gặp một số bệnh về mắt khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

- Biến chứng thận: Phù bàn chân kéo dài có thể là dấu hiệu biến chứng thận, cần được khám bác sĩ kịp thời. Xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra huyết áp thường xuyên rất quan trọng bởi nếu kiểm soát tốt huyết áp sẽ giúp làm chậm nguy cơ tiến triển bệnh thận. Huyết áp nên duy trì dưới 130/80 mmgHg ở người lớn.

- Biến chứng thần kinh: tê hoặc ngứa ran ở bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo. Nên kiểm tra xem có bị đỏ, vết chai, nứt hoặc xước da, đi khám ngay để tránh vết thương lan rộng, dẫn đến hoạt tử bàn chân và phải cắt cụt chi.

- Biến chứng dài hạn khác như: nhiễm trùng răng miệng (bệnh nha chu), bệnh tim mạch (mạch vành, suy tim, huyết áp cao…).

Nếu chưa bị tiểu đường, tôi có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh?

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có mối liên quan chặt chẽ đến quá trình trao đổi chất, hay còn được gọi là “hội chứng chuyển hóa” trong cơ thể. Nó bao gồm các yếu tố như béo phì, nồng độ triglycerid và LDL-C (cholesterol “xấu”) trong máu tăng cao trong khi nồng độ HDL-C (cholesterol “tốt”) giảm thấp, tăng huyết áp. Bạn nên tham khảo hướng dẫn về chế độ ăn uống của các chuyên gia dinh dưỡng Úc như sau:

- Ăn nhiều bánh mì nâu, gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt, rau quả và trái cây; giảm chất béo, đặc biệt ít chất béo bão hòa

- Hạn chế uống rượu bia, đồ ăn ngọt, thực phẩm có đường, giảm muối

- Tăng cường hoạt động thể chất nếu trước đó ít vận động. Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng cách cân bằng hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng. Hãy tắt tivi và máy tính, ra ngoài chơi, đi bộ quãng đường ngắn vẫn sẽ tốt hơn so với ngồi lì một chỗ.

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết ổn định

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết ổn định

Nếu đã bị tiểu đường, làm thế nào để kiểm soát bệnh không tiến triển?

Một chế độ ăn uống và lối sống khoa học vẫn luôn cần thiết khi đã mắc bệnh tiểu đường. Mục tiêu chính là để đưa đường huyết về mức ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Giữ mức đường huyết ổn định trong khoảng 4-8 mmol/L, bởi sự thay đổi đường huyết thất thường (lúc tăng lúc giảm) sẽ khiến nguy cơ biến chứng dễ xảy ra. Để duy trì mức đường huyết ổn định nên chia thành 5 - 6  bữa ăn nhỏ trong ngày với các đồ ăn nhẹ, và nên thường xuyên vệ sinh răng miệng giảm thiểu nguy cơ sâu răng.

Bổ sung carbohydrate cần thiết cho cơ thể qua các loại thực phẩm như gạo lứt, rau củ (bao gồm các loại đậu, đậu Hà Lan, cà rốt…), trái cây và các sản phẩm sữa ít chất béo. Không nên ăn bánh mì, gạo trắng, khoai tây, bánh quy, bánh ngọt hay nước giải khát. Giảm lượng mỡ bão hòa từ thịt mỡ động vật hay chất béo trans từ các loại đồ ăn nhanh, xúc xích và thịt xông khói…

Uống rượu một cách chừng mực, khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày có thể không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên cần đề phòng khi uống rượu với một dạ dày trống rỗng có thể dẫn đến tụt đường huyết ở những người bị bệnh tiểu đường cần tiêm insulin.

- Giảm cân ở một mức độ trọng lượng cơ thể bình thường nếu thừa cân, béo phì. Chất béo ở vùng dễ gây bệnh tiểu đường hơn so với chất béo trên hông và đùi. Đàn ông nên có một vòng eo (số đo quanh vùng rốn, ngay sau khi thở ra) không quá 100 cm. Đối với phụ nữ là 90 cm.

- Duy trì mức lipid máu tối ưu hóa (nghĩa là cholesterol máu, triglycerides) thông qua chế độ ăn, dùng thuốc và nên kiểm tra chỉ số lipid qua xét nghiệm máu thường xuyên.

- Duy trì huyết áp bình thường nếu có huyết áp cao, thông qua dùng thuốc và giảm muối ăn hàng ngày.

- Cai thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc

- Tham gia vào nhiều hoạt động thể chất vừa theo sức của mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên tham gia hoạt động thể chất có thể làm tăng HDL (cholesterol giúp bảo bệ tim mạch), kiểm soát cân nặng, làm giảm huyết áp và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Nguyễn Trang, http://bienchungtieuduong.vn/

Trích nguồn:

http://www.nutritionaustralia.org/national/frequently-asked-questions/diabetes/diabetes-mellitus

http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Diabetes_Basics/hic_Diabetes_Mellitus_An_Overview

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!