• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

8/22/2016 1958 Đã xem

 

Đái tháo đường là bệnh mãn tính. Người bệnh cần nắm rõ kiến thức cần thiết về đái tháo đường, triệu chứng bệnh đái tháo đường để tự chăm sóc và kiểm soát đường huyết, từ đó phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra.

1. Người mắc đái tháo đường cần làm những xét nghiệm gì mỗi lần đi khám bệnh?

Tùy tình trạng bệnh, mức độ của các biến chứng tiểu đường mà người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm khác nhau và khoảng cách giữa các lần xét nghiệm cũng khác nhau.

Nếu người bệnh không có máy đo đường huyết cá nhân thì cần được làm xét nghiệm đường  huyết ở tất cả các lần khám. Xét nghiệm đường huyết trung bình trong 3 tháng là HbA1c sẽ  được làm mỗi 3 – 6 tháng.

Người bệnh đái tháo đường nên làm xét nghiệm HbA1c mỗi 3-6 tháng/lần

Các xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL-C); chức năng thận (ure,  creatinin), acid uric, và có thể cả men gan (ALT, AST) mỗi năm. Nếu có bất thường, các xét  nghiệm này sẽ được lập lại mỗi 3 tháng hoặc tần suất xét nghiệm có thể gần hơn tuỳ tính chất nặng và cấp tính của kết quả xét nghiệm và tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Các xét nghiệm khác như điện tim, soi đáy mắt cũng cần được thực hiện mỗi năm/lần kể cả khi không có triệu chứng gì nhằm tầm soát và phát hiện sớm các biến chứng. Lý do là ở người mắc đái tháo đường, các biến chứng võng mạc (đáy mắt), bệnh mạch vành (thậm chí cả nhồi máu cơ tim) có khi hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng nên nếu không làm xét nghiệm định kỳ thì có thể bỏ sót nhiều biến chứng, thậm chí cả biến chứng nặng.

Một số người khi đến khám sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm nhất là khi thầy thuốc nghi ngờ họ có những biến chứng đặc biệt, ví dụ xét nghiệm microalbumin niệu để phát hiện sớm biến chứng thận, xét nghiệm công thức máu khi bệnh nhân có suy thận, siêu âm tim khi họ có suy tim, siêu âm bụng…

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nên được làm mỗi lần đi khám vì có nhiều giá trị như phát hiện biến chứng thận, nhiễm khuẩn tiết niệu…

2.    Tại sao người mắc đái tháo đường thường dễ mắc các bệnh về răng miệng?

Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao, sẽ làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể với vi trùng, gây khô miệng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn ở miệng phát triển dẫn đến nha chu viêm. Ngoài ra, những rối loạn tuần hoàn thiếu máu chi phối đến 2 hàm răng làm cho răng rất dễ lung lay và rụng sớm.

3.    Không có những triệu chứng bệnh đái tháo đường nên không thể mắc bệnh?

Sai. Thật không may là đái tháo đường type 2 có thể cần nhiều năm hoặc có yếu tố thuận lợi mới có những triệu chứng biểu hiện rõ ràng như uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân. Vì vậy, bệnh thường chẩn đoán muộn và có thể đã có biến chứng vào lúc chẩn đoán. Do đó để phát hiện bệnh sớm cần tầm soát định kỳ mỗi 3 năm khi trên 45 tuổi hoặc tầm soát sớm hơn và mỗi 2 năm nếu có yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường như có người thân trong gia đình (cha mẹ hoặc con) bị đái tháo đường, từng bị đái tháo đường thai kỳ, có béo phì, có tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu.

4.    Không có nguy cơ bị đái tháo đường vì gia đình không ai mắc bệnh này?

Sai. Chỉ có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ  hay chị gái hoặc em trai… bị đái tháo đường).

Còn lại, 70% bệnh nhân mắc bệnh do các yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý, nhiều tinh bột…

5.    Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ gặp phải các biến chứng gì trên mắt?

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có mắt. Các biến chứng tiểu đường thường gặp trên mắt gồm các bệnh sau:

  •   Bệnh lý võng mạc đái tháo đường: là biến chứng phổ biến và trầm trọng nhất. Bệnh lý  ​này gây xuất huyết, xuất tiết võng mạc, dịch kính làm giảm thị lực (nhìn mờ), tăng sinh tổ chức xơ gây co kéo bong võng mạc, hậu quả là dẫn đến mù loà.
  •   Đục thuỷ tinh thể: căn bệnh này ở người đái tháo đường cao gấp 6 lần ở người bình thường. Bệnh xảy ra sớm và tiến triển nhanh, có thể dẫn đến mù lòa.
  •   Phù hoàng điểm: đây là nguyên nhân gây mất thị lực trầm trọng.
  •   Tăng nhãn áp tân mạch: làm tăng nhãn áp khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức mắt dữ dội và làm mất thị lực, nhiều khi phải khoét bỏ mắt.

Ngoài ra còn dẫn đến một số biến chứng tiểu đường khác tại mắt như: viêm hoại tử tổ chức hốc mắt, viêm các cơ vận nhãn và các viêm nhiễm tại mi mắt…

 

CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (PHẦN 2)

Kiểm soát tốt mức chỉ số đường huyết và HbA1c ở một nồng độ thích hợp có thể giúp bạn tránh được hoàn toàn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường .

1. Thứ nào an toàn khi bị đái tháo đường: Uống thuốc hay là insulin?

Tuỳ vào mức đường huyết có đạt được mục tiêu điều trị hay chưa, tình trạng gan, thận, các bệnh lý đi kèm mà bác sĩ sẽ bàn bạc với bệnh nhân để đưa ra chiến lược điều trị an toàn, hợp lý và hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Mỗi một bệnh nhân sẽ có một chiến lược điều trị khác nhau trong đó có bao gồm thuốc điều trị hạ đường huyết. Insulin có thể an toàn với bệnh nhân này nhưng không an toàn với bệnh nhân khác. Thuốc viên uống cũng tương tự như vậy. Điều quan  trọng là cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị như ăn uống điều độ đúng giờ, giờ ăn phải phù hợp với giờ sử dụng thuốc, không bỏ bữa ăn hoặc ăn kém đi khi đã uống thuốc hoặc tiêm insulin, dùng thuốc đúng chỉ định và chống chỉ định, không tự ý tăng giảm liều thuốc hoặc thêm thuốc khác khi không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Thuốc điều trị đái tháo đường (thuốc viên uống hoặc insulin) là một biện pháp làm giảm đường huyết khi chế độ ăn và tập luyện thể lực không đưa được đường huyết về mục tiêu cần đạt.

2.    Hậu quả sẽ ra sao nếu không uống thuốc khi bị đái tháo đường?

Thuốc điều trị đái tháo đường (thuốc viên uống hoặc insulin) là một biện pháp làm giảm đường huyết khi chế độ ăn và tập luyện thể lực không đưa được đường huyết về mục tiêu cần đạt.

Nếu không dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa thì đường huyết của người bệnh sẽ tăng mãn tính, hậu quả là gây nên các biến chứng trên mắt, thận, hệ thần kinh và tim mạch, hoặc các biến chứng cấp như hôn mê do nhiễm ceton hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3.    Các triệu chứng thường gặp khi tăng đường huyết?

  •   Số lần đi tiểu nhiều hơn
  •   Cảm giác khát tăng lên
  •   Cảm giác mệt mỏi
  •   Đau bụng 

​4.    Các triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết?

  •   Run, đi đứng không vững
  •   Chóng mặt
  •   Đổ mồ hôi
  •   Cảm giác đói
  •   Nhức đầu
  •   Da nhợt nhạt
  •   Trạng thái buồn rầu bất chợt hay thay đổi hành vi
  •   Di chuyển lóng ngóng hay không đều nhịp
  •   Có các cơn co giật
  •   Khó tập trung chú ý
  •   Lú lẫn
  •   Cảm giác kiến bò quanh miệng

 

5.    Có phải tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều phải trải qua các biến chứng?

Không. Kiểm soát tốt mức đường huyết và chỉ sốHbA1c ở một nồng độ thích hợp có thể giúpbạn tránh được hoàn toàn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng. Cách tốt nhất để biết được bạn có đạt được mức đường huyết mong muốn hay chưa là kiểm tra nồng độ đường huyết của  bạn hàng ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Mức đường huyết mà bạn có được trong các  thời điểm khác nhau trong ngày sẽ giúp bạn và nhân viên y tế thiết lập kế hoạch chăm sóc hiệu quả nhất cho bạn.

6.    Cách kiểm soát mỡ máu với người đái tháo đường như thế nào?

Kiểm soát mỡ máu nhằm mục đích hạ thấp LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol, và giảm triglyceride là mục tiêu quan trọng đối với bệnh đái tháo đường type 2.  Dưới đây là bảng nồng độ lipid được khuyến cáo:

Các dữ liệu này là các giá trị lipid của những người trưởng thành, có nguy cơ thấp. Các thông số về lipid nên được đo ít nhất mỗi năm một lần ở hầu hết các bệnh nhân trưởng thành; đối với những người trưởng thành có các chỉ số giá trị lipid nguy cơ thấp, đánh giá lipid máu có thể lặp lại mỗi hai năm.

Kiểm soát lipid hiệu quả giúp làm giảm bệnh mạch máu lớn và tử vong ở những bệnh nhân có tiền sử biến cố tim mạch. Các chuyên gia đái tháo đường khuyên nên kiểm tra các rối loạn lipid ở  các bệnh nhân đái tháo đường trưởng thành ít nhất một lần mỗi năm và thường xuyên hơn nếu cần thiết để đạt được các mục tiêu.

Liệu pháp điều trị khởi đầu được khuyến nghị nhằm kiểm soát nồng độ lipid bao gồm điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân, và tăng cường tập luyện. Việc thêm vào các thuốc hạ lipid máu được chỉ định cho những người bị bệnh tim mạch, những người trên 40 tuổi có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, hay các trường hợp cần thiết để đạt được các mục tiêu điều trị về lipid máu.

http://tdcare.vn

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!