• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

Chặn biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường

8/22/2016 1876 Đã xem
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị cũng như các biện pháp phòng ngừa tích cực, bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn có rất nhiều biến chứng gây tử vong và tàn phế. Tổn thương loét bàn chân là một biến chứng mạn tính thường gặp và gây nguy hiểm cho bệnh nhân ĐTĐ do nguy cơ mất bàn chân hoặc cẳng chân.

Biến chứng nguy hiểm thường gặp

Loét bàn chân là hậu quả của bệnh lý thần kinh ngoại biên - do giảm nhận cảm và rối loạn thần kinh tự động và thiếu máu - do xơ vữa mạch của các mạch máu của chân. Ở bệnh nhân ĐTĐ, tổn thương mạch máu thường bị hai bên, tổn thương nhiều đoạn và ở xa, liên quan đến các động mạch phía dưới gối.

 

Tư vấn cho bệnh nhân.            Ảnh: Trần Minh

 

Nhiễm khuẩn cũng là một yếu tố thường gây biến chứng ở người có bệnh lý thần kinh và thiếu máu. Nhiễm khuẩn gây ra những hoại tử mô rộng, tạo nên các vết loét bàn chân ĐTĐ. Loét bàn chân do ĐTĐ có thể chia làm hai nhóm chính là loét bàn chân do bệnh lý thần kinh, trong đó bệnh lý thần kinh chiếm ưu thế, tuần hoàn của bàn chân còn tốt và loét bàn chân do thần kinh - thiếu máu, trong đó có phối hợp cả bệnh lý thần kinh và thiếu máu, thường mất cả mạch của bàn chân.

Tỷ lệ loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ, từ khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ tùy theo nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Ở Mỹ, hàng năm có tới 50.000 ca phẫu thuật cắt cụt chi dưới bệnh nhân ĐTĐ có loét bàn chân, trong số đó 24% cắt cụt ngón chân, 6% cắt cụt nửa bàn chân, 39% cắt cụt dưới gối, 21% cắt cụt trên gối.

Còn tại Việt Nam, trong một nghiên cứu theo dõi bệnh nhân ĐTĐ trong 5 năm tại BV TW Huế thì tỉ lệ bệnh lý chung của bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ là 9,8%.

 

Tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ đặt ra một vấn đề nan giải, xét cả về mặt gia đình, xã hội, kinh tế và y tế. Vì loét bàn chân làm bệnh nhân mất đi sức lao động, gây tàn phế, mất việc làm, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ. Việc điều trị các tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ cần một thời gian nằm viện rất dài, thường là trên 4 tuần với một chi phí y tế rất cao. Ngoài ra, khi đã bị biến chứng bàn chân thì rất nhiều trường hợp sẽ phải phẫu thuật cắt cụt chi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ và có tới 50% các bệnh nhân ĐTĐ khi bị cắt cụt chi sẽ tử vong trong khoảng 2 năm do các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý mạch máu (theo khuyến cáo của sinh hoạt khoa học Việt - Pháp lần thứ 5 tại HN).

Hầu hết các trường hợp phải cắt cụt chi dưới do tổn thương loét bàn chân do ĐTĐ gặp ở các bệnh nhân đến khám muộn, khi đã có hoại tử bàn chân hoặc đã bị tổn thương xương bàn chân. Chính vì vậy, để giảm bớt số lượng bệnh nhân phải cắt cụt chi, việc phát hiện sớm các tổn thương loét bàn chân ở bệnh ĐTĐ có vai trò hết sức quan trọng.

Vì sao bệnh nhân ĐTĐ bị loét bàn chân?

Bệnh nhân ĐTĐ bị loét bàn chân là do các mạch máu bị tổn thương, làm giảm cảm giác, làm biến đổi cấu trúc của bàn chân (ngón chân hình búa, hình vuốt, sập vòm bàn chân) làm thay đổi các điểm tỳ của bàn chân. Cũng do ảnh hưởng của bệnh lý thần kinh cảm giác, vận động trong một thời gian dài dẫn đến một tư thế đặc biệt của bàn chân, có thể khiến cho bàn chân phải chịu những tải trọng bất thường khi đi và đứng. Sự mất cân bằng trong động tác co và duỗi làm ngón chân biến dạng, làm phần đầu các đốt bàn chân bị nhô ra trước, từ đó xuất hiện các áp lực lớn ở phía dưới các đầu xương bàn chân. Một áp lực liên tục ép lên một điểm trong khoảng thời gian vài giờ có thể gây nên hoại tử thiếu máu. Khi bệnh nhân đi giày chật, vùng bị ép chặt quanh các ngón 1 và 5 có thể bị hoại tử thiếu máu, đặc biệt khi có phối hợp với bệnh lý mạch máu, hoại tử xuất hiện nhanh chóng hơn. Sự kết hợp của giảm nhạy cảm với cảm giác đau cùng các áp lực lớn khi đi, đứng và trọng lượng cơ thể dồn hết lên phía đầu xương bàn chân làm cho các vị trí này dễ bị loét. Mặt khác, giảm nhạy cảm với cảm giác đau làm bệnh nhân không nhận biết được các vết loét nhỏ, không để ý theo dõi nên đến khám muộn, làm tăng thêm nguy cơ loét bàn chân do ĐTĐ.

TS. Trần Thị Thanh Hóa

((PGĐ BV Nội tiết Trung ương))

 

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!