• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

Hết đường chối cãi

8/2/2016 1899 Đã xem

Tưởng dễ ăn nhưng lại rất dễ… hố!, nếu muốn phát hiện bệnh tiểu đường, nếu muốn đánh giá diễn tiến của căn bệnh này mà chỉ trông cậy vào kết quả xét nghiệm đường huyết lúc bụng đói! Lý do là vì đường huyết sau một đêm không ăn và ngủ ngon có thể tụt xuống định mức bình thường cho dù gia chủ trong ngày đã gặp rắc rối với việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Muốn biết khả năng hoạt động thực sự của tụy tạng, cơ quan chịu trách nhiệm trong bệnh tiểu đường, thầy thuốc thường tiến hành một xét nghiệm đặc hiệu có tên viết tắt là OGTT (oral glucose tolerance test), tạm dịch là “thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng”.

Nguyên tắc của xét nghiệm này dựa trên kết quả đo đường huyết và đường trong nước tiểu sau khi bắt “thân chủ” nhét cho đầy chất ngọt. Nói chính xác hơn, xét nghiệm được tiến hành như sau:

• Đối tượng áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ổn định trong 3 ngày liên tục trước khi xét nghiệm máu và nước tiểu.
• Đo đường huyết lúc bụng đói sau 12 giờ nhịn ăn sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose.

• Sau 2 giờ nghỉ ngơi, không hút thuốc, đo lại lượng đường trong máu và trong nước tiểu.

• Kết quả gọi là dương tính nếu lượng đường trong máu cao hơn định mức bình thường và nếu có đường trong nước tiểu.

Với OGTT thầy thuốc vừa có cái nhìn khách quan vừa chính xác hơn về bệnh tiểu đường, chẳng hạn như khi cần tầm soát bệnh tiểu đường trên đối tượng có thân nhân đã bị bệnh. Thông qua OGTT thầy thuốc có thể tìm ra đáp án tại sao có người không tăng đường huyết nhưng lại có đường trong nước tiểu, cũng như để xác minh bệnh tiểu đường ở thai phụ đã phát hiện có đường trong nước tiểu. Đi xa hơn nữa, nhờ OGTT người điều trị có thể đánh giá tiên lượng cho người bị thiểu năng mạch vành, tăng chất mỡ trong máu, béo phì, cao huyết áp… vì đường huyết nếu tăng cao bao giờ cũng là yếu tố bất lợi trong các bệnh này.

Thông thường thì lượng đường trong máu lấy ở mao quản thấp hơn 140mg/dl. Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn 200mg/dl thì chắc chắn là người bệnh đã bị bệnh tiểu đường. Ngược lại, kết quả cũng có thể rất thấp trong trường hợp ung thư tụy tạng dạng bài tiết nhiều insulin. Ngoài ra, xét nghiệm không chính xác nếu được thực hiện trong vòng 3 ngày trước và sau kỳ kinh.

Tuy vậy, cũng nên lưu ý là kết quả xét nghiệm OGTT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Kết quả có thể tăng cao sau lần nhồi máu cơ tim, giải phẫu lớn, cường tuyến giáp, thiếu kali lâu ngày, rối loạn biến dưỡng chất béo, dùng thuốc lợi tiểu, thuốc có corticoid, thuốc có estrogen trường kỳ. Trái lại, kết quả có thể giảm thiểu thấy rõ sau khi giải phẫu cắt bỏ dạ dày, hay tiểu trường cũng như ở người viêm đại trường mãn.

Cũng như chuyện đời, thường khi cháy nhà mới ra mặt chuột. Nếu gian nan tạo anh hùng thì cũng chính gian truân lật mặt tiểu nhân. Với một số người bệnh tiểu đường thuộc nhóm “cứng đầu” có khi phải bơm đường vào cơ thể cho ngộp mới lòi ra là tụy tạng kham không nổi công việc quản lý.

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!