• Cam kết hàng chính hãng
  • Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả hàng trong 7 ngày
  • Thanh toán khi nhận hàng

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn sức khỏe 1

    0913 819 338

  • Tư vấn sức khỏe 2

    (0252) 3 824 971

Tư vấn bệnh tiểu đường

  •  

TỰ MÌNH KIỂM SOÁT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VỚI MỤC TIÊU ABC

9/1/2016 2768 Đã xem

Tự Kiểm soát bệnh tiểu đường đảm bảo tuân thủ mục tiêu ABC của bệnh tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường hình ảnh minh họa

 

                 Bệnh tiểu đường hình ảnh minh họa

 

HbA1c:

Xét nghiệm A1c (hemoglobin A1c hoặc HbA1c) là xét nghiệm máu được bác sĩ thực hiện ít nhất 2 lần mỗi năm. Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu trung bình trong 2-3 tháng cuối. Mục tiêu A1c của bệnh nhân phải thấp hơn 7% hoặc thấp hơn 8%.

Huyết áp

Mức huyết áp phải thấp hơn 140/90 mm Hg. Đối với người bệnh tiểu đường, huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ cho bệnh tim và thận. Đo huyết áp mỗi lần khám bệnh và nếu có thể thì đo tại hiệu thuốc địa phương. Ghi lại kết quả  và mang theo khi đến khám lần sau.

Cholesterol

Hàm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) phải thấp hơn 100 mg/dL.

Hàm lượng LDL cholesterol cao có thể bám vào mạch máu và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Cholesterol toàn phần phải dưới 200.

Đạt và giữ con số mục tiêu là việc rất quan trọng. Ba công cụ đơn giản có thể giúp đạt mục tiêu “ABC” được liệt kê dưới đây.

Hãy Vận động!

Vận động rất quan trọng cho người bệnh tiểu đường. Vận động thường xuyên có thể:

  • Giảm thấp glucose máu và huyết áp
  • Giảm thấp LDL cholesterol (cholesterol xấu) và tăng (HDL) cholesterol tốt.
  • Cải thiện cách cơ thể sử dụng insulin
  • Giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ
  • Giữ cho tim và xương khỏe
  • Giúp giảm cân/bớt mỡ thừa
  • Cho cơ thể có thêm năng lượng
  • Giảm mức căng thẳng

Có nhiều cách để hoạt động. Tìm những điều mình thích làm. Dưới đây là một số lựa chọn:

  • Đi bộ thay vì ngồi khi nói chuyện điện thoại
  • Đi cầu thang thay vì sử dụng thang máy
  • Đi bộ nhanh
  • Xuống xe buýt hoặc tàu sớm một trạm và đi bộ
  • Đạp xe đạp.
  • Khiêu vũ.
  • Nâng các quả tạ nhỏ.
  • Làm vườn hoặc quét lá.

Ăn Chế độ ăn Lành mạnh

Ăn Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp:

  • Giữ hàm lượng glucose, còn gọi là đường huyết trong giới hạn bình thường
  • Cảm thấy khỏe mỗi ngày
  • Giảm cân nếu cần
  • Giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và những vấn đề  khác do bệnh tiểu đường

Rau củ: (Rau bina, Đậu Hà Lan, Cải thìa, Bông cải xanh, Đậu xanh, v.v…).

Sữa gầy hoặc Ít béo

Nhiều người nghĩ chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường phức tạp, nhưng nó cũng giống như chế độ ăn lành mạnh cho người bình thường.

Ăn Đúng loại Thực phẩm

Rau củ là thức ăn ít mỡ và giàu vitamin:

Hạt còn Nguyên cám: (Gạo lức, Yến mạch, Bánh ngô, Bánh mì nâu)

Protein (Đậu, Hải sản, Thịt nạc, Trứng)

Trái cây

  • Rau bina, cải xoăn
  • Bông cải xanh, cải thìa
  • Khoai lang, cà rốt
  • Đậu Hà Lan, đậu lima
  • Bí (nhiều loại)

Thực phẩm giàu protein mà ít mỡ:

  • Hải sản
  • Thịt nạc
  • Sữa hoặc pho mát ít béo; đậu

Carbohydrates từ Hạt Nguyên cám như:

  • Gạo lức
  • Bánh mì nâu
  • Đậu
  • Yến mạch và đại mạch

Cố gắng Không Ăn Thực phẩm có Nhiều Chất béo và/hoặc Đường

  • Nước ngọt như soda, trà đường hoặc nước ép
  • Bơ, sữa nguyên và kem
  • Thực phẩm chiên rán
  • Da gà và thịt đỏ
  • Bánh kem, bánh ngọt và thực phẩm nướng khác

Ăn Đúng Giờ Trong Ngày

  • Nếu đợi quá lâu mới ăn, thì hàm lượng đường trong máu có thể quá thấp. Nếu ăn nhiều bữa quá gần nhau hoặc nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày, thì hàm lượng đường trong máu có thể quá cao.
  • Đừng bỏ bữa ăn.

Liên hệ  với Bác sĩ thường xuyên

  • Nhiều người dùng thuốc giúp kiềm soát bệnh tiểu đường. Thảo luận với bác sĩ để bảo đảm quý vị hiểu khi nào dùng thuốc và cách dùng thuốc như thế nào.
  • Luôn luôn nói với bác sĩ của quý vị trước khi bắt đầu chế độ ăn mới hoặc chương trình tập thể dục.

 

Trung tâm Y khoa Đại học Bang Ohio, Hệ thống Y Tế Mount Carmel và OhioHealth,

www.healthinfotranslations.org

Top
X

Xem Fanpage của chúng tôi.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi!